Bài trích (Tất cả)
Một số vấn đề về giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý / Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay rất phức tạp, nhưng việc xử lý loại tội này gặp nhiều vướng mắc khi đánh giá chứng cứ, trong đó có nguyên nhân là quy định pháp luật chưa rõ ràng, đầy đủ. Bài viết nêu một số kinh nghiệm trong giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục vướng mắc và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án này.

Một số khó khăn về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động của toà án liên quan đến trọng tài thương mại / Trần Trọng Hoàn, Nguyễn Minh Khôi Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Từ thực tiễn công tác, tác giả nêu một số khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại, như: Kiểm sát hoạt động chỉ định, thay đổi Trọng tài viên; kiểm sát việc đăng ký phán quyết trọng tài và việc, việc hủy phán quyết trọng tài của Tòa án và kiểm sát hoạt động thi hành phán quyết Trọng tài.

Những kết quả trong xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân, nhiệm kỳ 2016-2021 / Hoàng Thị Quỳnh Chi, Trịnh Phương Thảo Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Ngành Kiểm sát nhân dân đã kết thúc thắng lợi nhiệm kỳ 2016 - 2021 với những kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp. Trong đó, ngoài những kết quả về công tác chuyên môn, nghiệp vụ thì công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân luôn được đánh giá tích cực, là một trong những điểm sáng xuyên suốt nhiệm kỳ cải cách tư pháp 2016 - 2021.

Trách nhiệm hình sự của cơ quan, đơn vị, tổ chức trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Hoàng Chi Mai Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Bộ luật Hình sự Trung Quốc năm 1997 quy định chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài cá nhân còn có thể là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, thậm chí là cơ quan nhà nước. Việc ghi nhận rõ ràng về trách nhiệm hình sự của “đơn vị, tổ chức phạm tội” là điểm khác biệt so với Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Vấn đề nội luật hoá công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữa và trẻ em / Bùi Thị Ngọc Lan, Trần Thế Linh Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Từ khi tham gia Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP), Việt Nam đã nội luật hóa và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống mua bán người. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa tương thích với ACTIP cần sửa đổi, bổ sung như: Xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi; chưa xử lý được hành vi mua bán người đối với trường hợp tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp mà không chuyển giao để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác...

Bàn về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc / Nguyễn Thị Đào Hoa Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Khi xem xét điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, còn có ý kiến khác nhau về việc liệu người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã do sử dụng trái phép chất ma túy có được coi là cùng nhóm hành vi quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 hay không?

Vướng mắc trong xử lý một số loại vật chứng / Nguyễn Tất Trình Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Việc xác định vật chứng có là công cụ, phương tiện để phạm tội hay không? Vật chứng nào thì phải xem xét tịch thu nộp ngân sách nhà nước hay trả lại cho chủ quản lý còn nhiều vướng mắc do chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến việc nhận thức, áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng chưa thống nhất.

Hiểu thế nào cho đúng về tình tiết "Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác"? / Nguyễn Ngọc Thắng Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Bài viết trao đổi về tình tiết ‘thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác’ được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015, từ đó làm rõ các dấu hiệu đặc trưng của tội ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’ và tội ‘Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi’, bởi thực tiễn có nhận thức không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng hướng dẫn về tình tiết này trong Nghị quyết số 06/2019.

Cần hoàn thiện quy định về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự trong quân đội đối với pháp nhân thương mại phạm tội / Hoàng Đình Duyên Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Từ những phân tích về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội đối với pháp nhân thương mại phạm tội, tác giả cho rằng vụ án hình sự liên quan đến pháp nhân thương mại thuộc Bộ Quốc phòng quản lý phải thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội; do đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trách nhiệm hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ của toà án trong tố tụng dân sự / Nguyễn Thị Thu Sương Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Hiện nay còn nhiều vụ án dân sự bị huỷ, sửa có nguyên nhân từ việc pháp luật chưa quy định chặt chẽ trách nhiệm của Toà án trong hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ. Qua phân tích một số vụ án cụ thể, tác giả kiến nghị: Hướng dẫn các trường hợp Toà án có nghĩa vụ thu thập tài liệu, chứng cứ, kể cả khi đương sự không yêu cầu; áp dụng linh hoạt án lệ...