Vấn đề nội luật hoá công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữa và trẻ em / Bùi Thị Ngọc Lan, Trần Thế Linh
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Từ khi tham gia Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP), Việt Nam đã nội luật hóa và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống mua bán người. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa tương thích với ACTIP cần sửa đổi, bổ sung như: Xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi; chưa xử lý được hành vi mua bán người đối với trường hợp tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp mà không chuyển giao để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác...
Vướng mắc trong xử lý một số loại vật chứng / Nguyễn Tất Trình
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Việc xác định vật chứng có là công cụ, phương tiện để phạm tội hay không? Vật chứng nào thì phải xem xét tịch thu nộp ngân sách nhà nước hay trả lại cho chủ quản lý còn nhiều vướng mắc do chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến việc nhận thức, áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng chưa thống nhất.
Hiểu thế nào cho đúng về tình tiết "Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác"? / Nguyễn Ngọc Thắng
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Bài viết trao đổi về tình tiết ‘thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác’ được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015, từ đó làm rõ các dấu hiệu đặc trưng của tội ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’ và tội ‘Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi’, bởi thực tiễn có nhận thức không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng hướng dẫn về tình tiết này trong Nghị quyết số 06/2019.
Vai trò chính thức hóa hoạt động của doanh nghiệp tới năng suất tổng hợp: Ứng dụng chỉ số F re-Primont / Vũ Văn Hưởng, Trần Quang Tuyến, Lê Văn Đạo
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Sử dụng ước lượng moment tổng quát hai giai đoạn (GMM) với dữ liệu mảng cân bằng, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chính thức hóa hoạt động của doanh nghiệp và năng suất tổng hợp (TFP) tại Việt Nam. Áp dụng phương pháp chỉ số Färe-Primont (FP), TFP được phân tách thành hiệu quả kỹ thuật (OTE), hiệu quả quy mô (OSE) và hiệu quả phân bổ (RME), từ đó cho phép đánh giá cơ chế tác động của quá trình chính thức hóa tới các khía cạnh khác nhau trong cải thiện TFP. Kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò tích cực của chính thức hóa hoạt động tới TFP và các thành tố OSE, RME trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng thúc đẩy quá trình chính thức hóa của doanh nghiệp kết hợp với cải thiện môi trường kinh doanh góp phần quan trọng tới thúc đẩy TFP.
|
|
|
|