Bài trích (Tất cả)
Phân lập, tuyển chọn và định danh xạ khuẩn (Actinobacteria) cộng sinh với hải miên ở vùng biển Kiên Giang có khả năng kháng Staphylococcus aureus / Trần Vũ Phương, Cao Ngọc Đi ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh một số chủng xạ khuẩn (vi khuẩn sợi - Actinobacteria) cộng sinh với hải miên ở vùng biển Kiên Giang có khả năng kháng Staphylococcus aureus. Xạ khuẩn được phân lập trên môi trường Starch Casein Agar và được đánh giá khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Tổng cộng có 198 chủng xạ khuẩn được phân lập từ 63 mẫu hải miên ở vùng biển Kiên Giang, Việt Nam. Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn cho thấy, có 22 chủng có tính kháng S. aureus. Dựa theo thang đánh giá mức độ kháng khuẩn, có 01 chủng kháng mạnh, chiếm tỷ lệ 4,5%; 12 chủng kháng mức độ trung bình, chiếm 54,5% và 09 chủng kháng mức độ yếu, chiếm 40,9%. Bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự đoạn gen 16S rRNA với cặp mồi SC-Act-0235-aS-20 và SC-Act-0878-aA-19, đã định danh được 06 chủng xạ khuẩn có khả năng kháng S. aureus tốt nhất là Streptomyces variabilis (N10b), Streptomyces ambofaciens (N1a), Streptomyces recifensis (N5c), Streptomyces griseoaurantiacus (H6b), Gordonia bronchialis (H6a) và Microbacterium binotii (HD2.3

Nghiên cứu tăng cường khả năng sinh astaxanthin ở nấm men Rhodosporidium toruloides sử dụng tác nhân gây đột biến benomyl và đánh giá hoạt tính bắt gốc tự do ABTS của astaxant ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu này sử dụng tác nhân ngẫu nhiên là chất diệt nấm benomyl để tăng cường sinh tổng hợp astaxanthin từ chủng nấm men Rhodosporidium toruloides. Benomyl đã cho hiệu quả gây đột biến tăng cường sinh astaxanthin ở các nồng độ thử nghiệm. Trong số các chủng đột biến được sàng lọc, chủng nấm men đã đột biến B18 (1138,51 µg/l) cho khả năng tích luỹ astaxanthin cao hơn 3,1 lần so với chủng bố mẹ. Chủng B18 có thời gian pha lag ngắn khoảng 5 giờ nuôi cấy và đi vào pha cân bằng sau 33 giờ, kéo dài trong 30 giờ và vào pha suy tàn sau 63 giờ lên men. Sau 96 giờ lên men là thời điểm hàm lượng astaxanthin tích lũy cao nhất, đạt 1138 µg/l. Kết quả thể hiện cao chiết astaxanthin thu được từ chủng B18 đột biến có khả năng dập tắt gốc tự do 2,2′-azinobis-(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid) (ABTS) (IC50=8,531 µg/ml) cao gấp 6,2 lần so với vitamin E.

Nghiên cứu hình thái, cấu trúc và tính chất của vật liệu ammonium polyphosphate được bao bọc bởi nhựa urea-melamine-formaldehyde và khả năng ứng dụng chế tạo composite chống c ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Phân tích nhiệt trọng lượng TG-DTG cho thấy, vật liệu PP composite sử dụng APP-UMF kết hợp với DPER có độ bền nhiệt tốt hơn và lượng chất rắn còn lại lớn hơn so với vật liệu PP composite sử dụng APP không biến tính. Tính chất cơ lý thể hiện qua độ bền kéo và độ giãn dài khi đứt của các vật liệu composite có sử dụng chất chống cháy đều giảm so với nhựa PP ban đầu, đặc biệt là khả năng đàn hồi, thể hiện qua thông số độ giãn dài khi đứt.

Xác định điểm hội tụ của chùm laser với độ chính xác cao bằng xử lý ảnh tạo bởi ma trận vi thấu kính / Nguyễn Đức Dương, Thái Vũ Yến Nhi, Tào Đăng Khoa..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày những mục tiêu chính của việc xác định điểm hội tụ đó là hệ thống có thể phát hiện nhanh và chính xác điểm hội tụ trên bề mặt chi tiết gia công. Để nâng cao độ chính xác và hiệu quả của việc phát hiện điểm hội tụ trong gia công laser, nghiên cứu này mô phỏng hệ phát hiện điểm hội tụ chùm tia laser bằng cách sử dụng ma trận vi thấu kính. Nghiên cứu sử dụng quang hình học để khảo sát ảnh hưởng của ma trận vi thấu kính tới vị trí điểm hội tụ, sau đó dùng phương pháp xử lý ảnh kiểm tra lại bằng mô phỏng trong OpticStudio. Phát hiện của chúng tôi cho thấy, độ chính xác vị trí điểm hội tụ của chùm tia laser dựa trên ma trận vi thấu kính khá cao, với sai số 2,9% so với tính toán lý thuyết. Đồng thời, mô hình mô phỏng là một tham khảo có giá trị để tinh chỉnh các thông số của hệ quang học trong các ứng dụng cần đo chính xác vị trí tiêu cự.

Ảnh hưởng của hệ số dẫn nhiệt tầng móng và nền đường tới nhiệt độ lớp bê tông nhựa trên đường ô tô khu vực Đồng bằng Bắc Bộ / Nguyễn Mạnh Hùng Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số dẫn nhiệt của lớp móng tới trường nhiệt độ lớp bê tông nhựa. Kết quả cho thấy, nhiệt độ lớn nhất lớp bê tông nhựa không chịu ảnh hưởng của hệ số dẫn nhiệt lớp móng. Nhiệt độ mặt dưới lớp bê tông nhựa lớn nhất có thể giảm tới 5,41oC (11,04%) khi hệ số dẫn nhiệt lớp móng tăng từ 0,8 lên tới 2,0 W/(m.K). Nhiệt độ trung bình lớp bê tông nhựa lớn nhất giảm khi hệ số dẫn nhiệt lớp móng tăng, mức độ giảm có liên quan đến bề dày lớp bê tông nhựa, khi lớp bê tông nhựa có chiều dày 7 cm thì mức độ giảm là lớn nhất, đạt 3,59oC (5,69%). Trong trường hợp lớp móng có hệ số dẫn nhiệt 2,0 W/(m.K) thì nhiệt độ trung bình lớp bê tông nhựa lớn nhất có thể giảm tới 10oC bằng cách sử dụng lớp bê tông nhựa có bề dày 18 cm.

Đánh giá đặc điểm các dòng G1 trong phục tráng giống lúa mùa Tài Nguyên (Oryza sativa) tại tỉnh Trà Vinh / Trịnh Ngọc Ái, Nghị Khắc Nhu, Nguyễn Tấn Thanh..[ và những người k ...

Trình bày Tài Nguyên là giống lúa mùa địa phương được gieo trồng tại một số huyện ở tỉnh Trà Vinh. Giống lúa này có gạo ngon cơm và khả năng thích nghi cao với vùng đất nhiễm phèn và mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sự đa dạng kiểu hình của các đặc điểm nông học ở các dòng lúa Tài Nguyên được phân tích để loại bỏ sự đa dạng di truyền của quần thể lúa Tài Nguyên. 40 cá thể G1 được theo dõi thời gian sinh trưởng và đặc điểm nông học đồng đều để chọn lại các dòng G2 tại 3 huyện: Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh. Các chỉ số nông học của 40 dòng lúa Tài Nguyên vụ G1 đạt giá trị trung bình như sau: chiều cao cây 128,8 cm, số nhánh 40,5, dài lá 53,4 cm, rộng lá 1,0 cm, số bông 34,8, dài bông 24,7 cm, tổng số hạt chắc đạt 134,3, tổng số hạt 170,7, chiều dài hạt 8,4 mm, chiều rộng hạt 2,4 mm, khối lượng khô 193,0 g và khối lượng 1000 hạt đạt 22,9 g. Kết quả so sánh đã chọn lọc được 13 dòng G1 tốt nhất để làm nguyên liệu cho vụ G2.

Tổng quan dược điều trị và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh loạn dưỡng cơ vùng đai chi / Trần Nam Chung, Đặng Hồng Hoa, Bùi Sơn Nhật..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Phân tích dữ liệu tìm kiếm trong PubMed đến tháng 5/2023 về dược điều trị loạn dưỡng cơ vùng đai chi, kết hợp với mô tả cắt ngang. Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán loạn dưỡng cơ theo Trung tâm Thần kinh cơ châu Âu - ENMC (1995) tại Bệnh viện E và Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2022 đến tháng 5/2023. Dược trị liệu bước đầu cho kết quả an toàn, tăng sức cơ; liệu pháp gen có triển vọng. BN yếu cơ vùng đai chi hầu hết kèm teo cơ, dáng đi lạch bạch, dấu hiệu Gowers’, tăng men cơ, chỉ số viêm âm tính, thoái hóa mô cơ trên mô bệnh học.

Đánh giá kết quả sớm chẩn đoán và điều trị tổn thương động mạch khoeo trong chấn thương vùng gối tại Bệnh viện Bình Dân / Nguyễn Ngọc Hiếu, Cao Kim Xoa, Dương Hoàng Kim Kiều.. ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu hồi cứu mô tả được thực hiện trên 30 bệnh nhân (BN) bị chấn thương vùng gối có tổn thương động mạch khoeo được phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của các BN nhập viện là 35,5±12,8; trong đó nam giới chiếm chủ yếu là 73,3%. Các trường hợp nhập viện chủ yếu do tai nạn giao thông (83,4%). 76,7% mạch ngoại vi mất, giảm tuần hoàn mao mạch. Đa số BN được xác định mất tín hiệu dòng chảy trên siêu âm với tỷ lệ 95,3%. Phần lớn các BN được xử trí tổn thương bằng phương pháp ghép tĩnh mạch với tỷ lệ là 63,3%. BN sau phẫu thuật đều có tín hiệu dòng chảy lưu thông tốt, chiếm 93,3%. Biến chứng tắc mạch sau phẫu thuật chiếm 6,7%. Có hai trường hợp được phẫu thuật lần 2 để tái thông động mạch khoeo: một trường hợp bảo tồn được chi và một trường hợp đoạn chi thì 2.

Nghiên cứu bào chế gel rửa tay Chè xanh / Vũ Văn Tuấn, Vũ Thị Huyền Trang, Triệu Thị Hường..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tỷ lệ các chất hoạt tính bề mặt, chất làm đặc và giữ ẩm trong công thức gel rửa tay có thành phần Chè xanh. Chín công thức bào chế khác nhau có tỷ lệ chất hoạt tính bề mặt 9-15%, tỷ lệ chất làm đặc 1-2%, tỷ lệ chất giữ ẩm 5-9% đã được khảo sát. Các đặc điểm cảm quan, pH, khả năng phân tán bẩn, độ nhớt, chiều cao bọt và độ bền bọt được sử dụng để lựa chọn công thức phù hợp nhất. Kết quả cho thấy, công thức F8 có cảm quan phù hợp, pH đạt 5,53, có khả năng phân tán chất bẩn tốt, độ nhớt 152,6 Cps, chiều cao cột bọt do chế phẩm tạo ra là 5,1 cm, độ bền bọt 94,12%. Sản phẩm không thể hiện kích ứng da trong thử nghiệm trên thỏ theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Như vậy, công thức bào chế gel rửa tay Chè xanh được xác định gồm có chiết xuất Chè xanh (dạng cao khô) 1%, chất hoạt tính bề mặt 12%, chất làm đặc 1,5%, chất giữ ẩm 7%, các chất phụ gia khác và nước vừa đủ 100%.

Ảnh hưởng của độ mặn và vị trí địa lý các cửa sông Mê Kông lên mật độ và sinh khối của tôm trứng Macrobrachium equidens Dana, 1852 (Crustacea, Palaemonidae) / Trần Thành Thái, ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Phân tích, đánh giá mật độ và sinh khối của tôm trứng Macrobrachium equidens, là loài tôm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao ở 3 cửa sông Mê Kông (Cổ Chiên, Hàm Luông và Cửa Đại), đồng thời các thông số môi trường cũng được đo đạc để đánh giá tương tác với các đặc điểm của tôm trứng. Kết quả cho thấy, tổng mật độ và sinh khối của tôm trứng ở Cửa Đại cao nhất, tiếp theo là cửa Hàm Luông và Cổ Chiên. Tuy nhiên, mật độ và sinh khối của tôm trứng không khác biệt theo cửa sông mà khác biệt theo biến thiên độ mặn. Nghiên cứu cho thấy độ mặn chi phối chủ yếu đến phân bố của tôm trứng. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu sinh thái cơ bản về loài tôm trứng, mang lại lợi ích cho công tác bảo tồn và khai thác bền vững trong tương lai.