Tài sản của quân đội trong vụ án xâm phạm sở hữu nhìn từ góc độ pháp luật dân sự / Phạm Khắc HoanHiện có hai ý kiến trái chiều về cách hiểu thế nào là 'tài sản của Quân đội'. Điều này gây khó khăn trong việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án có tài sản của Quân đội nhưng giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng không nhằm phục vụ chiến đấu, quân sự. Tác giả phân tích quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 để khẳng định tài sản trong trường hợp này là tài sản của Quân đội.
Giám sát xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay / Phạm Thu HươngTrong bối cảnh hiện nay, giám sát xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng một vai trò quan trọng, tạo thành những mắt xích không thể thiếu trong cơ chế phản công, phối hợp và kiểm soát quyền lực của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị. Bài viết trình bày nội dung, thực trạng và đề xuất một số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Một số vấn đề về giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý / Nguyễn Thị Tuyết NhungTội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay rất phức tạp, nhưng việc xử lý loại tội này gặp nhiều vướng mắc khi đánh giá chứng cứ, trong đó có nguyên nhân là quy định pháp luật chưa rõ ràng, đầy đủ. Bài viết nêu một số kinh nghiệm trong giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và kiến nghị giải pháp nhằm khắc phục vướng mắc và nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án này.
Vấn đề nội luật hoá công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữa và trẻ em / Bùi Thị Ngọc Lan, Trần Thế Linh
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Từ khi tham gia Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP), Việt Nam đã nội luật hóa và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống mua bán người. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa tương thích với ACTIP cần sửa đổi, bổ sung như: Xác định trẻ em là người dưới 16 tuổi; chưa xử lý được hành vi mua bán người đối với trường hợp tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp mà không chuyển giao để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác...
|
|
|
|