Bài trích (Tất cả)
Ảnh hưởng của NaCl, CaCl2 và sucrose đến tính chất lưu biến của agar từ rong câu chỉ vàng (Gracilaria) tại Việt Nam / Nguyễn Trọng Bách, Đinh Văn Hiện Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Sự hiện diện của NaCl/CaCl2 hoặc sucrose ảnh hưởng đến trạng thái lỏng-gel, độ nhớt của dung dịch hoặc độ bền gel của agar. Agar hình thành gel ở nồng độ cao hoặc ở nồng độ thấp hơn nếu có sự hiện diện của NaCl, CaCl2 hoặc sucrose. Nhiệt độ tạo gel (Tg) của dung dịch agar 0,2% tăng lên 36, 36 hoặc 38°C khi bổ sung tương ứng 300 mM NaCl, 100 mM CaCl2 hoặc 30% sucrose. Độ nhớt của dung dịch agar 0,2% tăng không đáng kể khi cường độ ion dưới 100 mM, nhưng tăng mạnh ở trên 100 mM. Độ bền gel tăng khi thêm tương ứng NaCl, CaCl2 lên đến 100 và 30 mM, sau đó giảm nhẹ khi nồng độ NaCl, CaCl2 cao hơn. Trong khi đó, độ nhớt của dung dịch agar chỉ tăng ở nồng độ sucrose trên 10%. Độ bền của gel tăng khi nồng độ sucrose tăng, cao hơn từ 1,2 đến 1,8 lần nếu thêm 30% sucrose.

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của quá trình bốc hơi nước ngầm đến lượng bổ cập tự nhiên của tầng chứa nước Holocene trong các giồng cát tỉnh Bến Tre, Việt Nam / Nguyễn Huy Vượ ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đo bốc hơi trực tiếp bằng Lysimeter (LS) theo nguyên lý cân bằng nước. Trạm đo LS được đặt tại xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để quan trắc lượng nước ngầm mất đi do bốc hơi, ứng với điều kiện thực tế mực nước ngầm được mô phỏng ở độ sâu 0,5 và 0,9 m. Kết quả quan trắc và tính toán cho thấy, tổng lượng bốc hơi nước ngầm trong thời gian từ 1/6/2022 đến 31/5/2023 vào khoảng 142,5 mm, tương ứng 24,9% lượng bổ cập tự nhiên của thấu kính chứa nước này.

Đánh giá giá trị chẩn đoán của khay thử phát hiện nhanh kháng nguyên virus rubella / Ngô Thu Hường, Ngô Tiến Thọ, Nguyễn Đăng Hiền..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu cho thấy, khay thử có khả năng phát hiện được mẫu có chứa 105 PFU virus rubella; không có phản ứng chéo với các mẫu chứa các tác nhân gây bệnh như: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Candida albicans, virus sởi, virus cúm, Adenovirus, độ lặp lại của khay thử đạt 100% đối với mẫu âm tính và dương tính. Độ nhạy và độ đặc hiệu của khay thử đạt 98 và 99% tương ứng.

Ảnh hưởng biến dạng đến đường cong điện trễ của vật liệu PbTiO3 cấu trúc xốp / Trần Thế Quang, Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Minh Sơn Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Các kết quả thu được cho thấy, đường cong điện trễ được mở rộng khi chịu biến dạng nén đồng thời theo hai trục (x, y) và biến dạng kéo theo một trục (z). Ngược lại, đường cong điện trễ lại bị thu hẹp dưới biến dạng kéo đồng thời theo hai trục (x, y) và biến dạng nén theo một trục (z). Thêm vào đó, phân bố phân cực và hàm hồi quy quan hệ giữa diện tích đường cong điện trễ và biến dạng của vật liệu PTO cấu trúc xốp cũng được làm sáng tỏ.

Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ biến dạng đến các tính chất chịu kéo của hợp kim Cu50Ni50 đa tinh thể sử dụng phương pháp mô phỏng động lực phân tử / Trần Anh Sơn, Đoàn Đình Q ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu bằng phương pháp mô phỏng động lực phân tử - một trong các phương pháp mô phỏng được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực vật liệu nano hiện nay. Phương pháp Voronoi được áp dụng để thiết lập cấu trúc đa tinh thể và phần mềm ATOMSK được sử dụng để tạo mẫu thử kéo hợp kim Cu50Ni50 đa tinh thể. Mối quan hệ giữa ứng suất - biến dạng, sự biến đổi pha tinh thể, hiện tượng sai lệch mạng tinh thể, sự phân bố ứng suất cắt và ứng suất von Mises được đánh giá. Kết quả cho thấy, ở tốc độ biến dạng càng cao thì giá trị độ bền kéo của hợp kim Cu50Ni50 đa tinh thể càng cao. Sự chuyển đổi pha từ cấu trúc lập phương tâm mặt (FCC) thành cấu trúc sáu phương kết chặt (HCP) là chủ yếu và kiểu sai lệch mạng tinh thể Shockley chiếm ưu thế trong suốt quá trình kéo. Các nguyên tử với biến dạng cắt cao tập trung chủ yếu tại các vị trí mà vật liệu bị biến dạng nghiêm trọng nhất, trong khi các nguyên tử với ứng suất von Mises cao tập trung chủ yếu bên trong các ranh giới hạt.

Ứng dụng vật liệu chiết pha rắn tổng hợp từ chất lỏng ion trong phân tích một số thuốc trừ sâu họ carbamate / Lê Văn Duy, Nguyễn Thái Thế, Trần Hoàng Phương..[và những người ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu này, vật liệu silica gel mang chất lỏng ion SiO2-(CH2)3-N(Oct)3Br được tổng hợp thành công và xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ hồng ngoại (FT-IR), phân tích nhiệt khối lượng (TGA), kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX). Vật liệu này được ứng dụng làm pha tĩnh của cột chiết pha rắn trong quá trình làm giàu lượng thuốc trừ sâu carbamate trong nước. Cột được rửa giải bằng 5 ml acetonitrile (ACN), thổi khô rồi hòa tan lại trong ACN:H2O (40:60, v/v) và phân tích bằng HPLC-UV tại 2 bước sóng 210 và 245 nm. Trong điều kiện đã tối ưu, phương pháp này có thể phân tích các thuốc trừ sâu carbamate với LOQ (giới hạn định lượng) 0,36-2,00 µg/l đối với nước sinh hoạt và 0,4-3,5 µg/l đối với nước sông. Hiệu suất thu hồi nằm trong khoảng 60-110% ở mức nồng độ 10 µg/l, độ lặp lại tốt (RSD<10%), đạt theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc tế về Hợp tác phân tích chính thức (AOAC).

Nghiên cứu phát triển hệ thống tính toán dự báo và thu thập dữ liệu nghiên cứu sâu keo mùa thu trên cây ngô / Hoàng Thị Điệp, Nguyễn Thị Ánh Dương, Nguyễn Kiến Thái Dương..[và ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày đề xuất phát triển hệ thống phần mềm iFAWcast xây dựng trên nền tảng web và mobile, tự động dự báo, cảnh báo và thu thập dữ liệu nghiên cứu FAW trên cây ngô ở Việt Nam. Hệ thống có 3 thành phần chính: (i) Công cụ dự báo, cảnh báo dịch FAW tự động trên nền tảng web; (ii) Công cụ quản lý báo cáo nông nghiệp, dự báo, cảnh báo và người dùng trên nền tảng web; (iii) Ứng dụng trên nền tảng mobile cung cấp dịch vụ theo dõi dự báo, cảnh báo dịch FAW đến người nông dân tùy vị trí địa lý. Hệ thống iFAWcast có lõi tính toán tự động cập nhật dự báo thời tiết từ API Visual Crossing, API OpenWeatherMap và dựa trên công thức tổng tích ôn hữu hiệu xây dựng riêng cho FAW trên cây ngô ở Việt Nam. Hệ thống được phát triển và thử nghiệm dựa trên dữ liệu thu thập trực tiếp từ đồng ruộng để kiểm chứng đã cho kết quả với độ chính xác cao, đáng tin cậy.

Nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử SSR đặc hiệu họ gen NBS-LRR cho chanh leo Passiflora edulis Sims / Trần Đức Trung, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đào Thu Hường..[và những người ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Qua sàng lọc thực nghiệm 46 chỉ thị SSR đặc hiệu cho 35 gen NBS-LRR tiềm năng có biểu hiện gen liên quan đến các stress sinh học và phi sinh học đã xác định được 25 chỉ thị tạo băng alen ổn định và đa hình giữa các mẫu giống chanh leo khi phân tích PCR-PAGE. Các chỉ thị SSR đặc hiệu gen kháng NBS-LRR mới này là công cụ bổ sung cho các nghiên cứu đánh giá nguồn gen, lập bản đồ di truyền và chọn tạo giống chanh leo kháng bệnh bằng chỉ thị phân tử.

Đặc điểm hình thái, giải phẫu và định lượng axít corosolic trong lá Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz) tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam / Tô Minh Tứ, Đỗ Thị Xuyến, H ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Mô tả đặc điểm hình thái, giải phẫu (thân, lá) và định lượng axít corosolic trong lá của loài Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz) thu thập tại vùng Đông Nam Bộ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh để xác định tên khoa học loài. Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu theo phương pháp của N. Ba (2009) [1] và định lượng hàm lượng axít corosolic trong lá theo Dược điển Mỹ (USP 40), có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm. Kết quả: Loài Bằng lăng ổi có đặc điểm hình thái là cây gỗ lớn, rụng lá, cao 30-35 m, thân có vỏ nhẵn. Lá hình mác thuôn, gân bên 9-11 đôi, có lông. Cụm hoa hình chùy, hoa trắng nhỏ. Quả nang hình trứng, nứt thành 6 mảnh. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn. Giải phẫu thân có mô dẫn thứ cấp là một trụ dẫn liên tục, trụ ống libe kép và gân lá lồi rõ ở cả hai mặt. Bên ngoài biểu bì có lông đa bào hình sao. Rải rác trong mô mềm có các hạt tinh thể. Khí khổng chỉ có ở mặt dưới của lá. Định lượng axít corosolic trong 3 mẫu lá Bằng lăng ổi đạt 0,05-0,12%. Kết luận: Nghiên cứu này đã mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, giải phẫu và định lượng axít corosolic trong 3 mẫu lá của Bằng lăng ổi thu thập tại vùng Đông Nam Bộ.

Định lượng catalpol trong củ giống Địa hoàng 19 thu hái ở Phú Thọ bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao / Phạm Thanh Loan Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu này nhằm xây dựng quy trình định lượng catalpol trong củ giống Địa hoàng 19 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để phục vụ công tác đánh giá chất lượng dược liệu. Kết quả đã lựa chọn được điều kiện sắc ký phù hợp là sử dụng cột gemini C18 (250x4,6 mm, 5 µm), detector 210 nm, pha động acetonitrile - acid phosphoric 0,1%, tốc độ dòng 0,6 ml/phút. Diện tích pic và nồng độ catalpol có tương quan tuyến tính chặt (r=0,9999), dạng hàm Y = 21887X + 26213. Quy trình có độ đúng, độ lặp lại tốt với RSD<2%. Kết quả định lượng catalpol trong củ giống Địa hoàng 19 đạt 1,25%. Phương pháp HPLC được áp dụng là phù hợp để định lượng catalpol trong củ giống Địa hoàng 19.