Dòng Nội dung
1
Chất lượng cuộc sống sinh viên Đại học Y Hà Nội và các yếu tố liên quan, năm học 2018 - 2019 / Dương Ngọc Lê Mai, Nguyễn Thị Hằng, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 144-151. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 378
Chất lượng cuộc sống của sinh viên nói chung và sinh viên ngành Y nói riêng là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả chất lượng cuộc sống về tâm thần và thể chất của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 1242 sinh viên năm đầu và năm cuối của hệ đào tạo bác sĩ và cử nhân sử dụng bộ câu hỏi SF-12. Kết quả cho thấy, điểm sức khoẻ thể chất của sinh viên cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có tình hình tài chính thoải mái, và hiện đang học năm thứ nhất, trong khi với tình hình sức khỏe thể chất, nghiên cứu chưa cho thấy mối liên quan. Các can thiệp nâng cao chất lượng cuộc sống của sinh viên cần tập trung ưu tiên hơn vào các hỗ trợ cho nhóm sinh viên khó khăn, sinh viên những năm cuối.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Dấu hiệu trầm cảm, ý tưởng hành vi tự sát của sinh viên Đại học Y Hà Nội và các yếu tố liên quan năm học 2018 - 2019 / Bùi Mai Thi, Lê Đại Minh, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 162-173. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về việc đặt vấn đề: rối loạn trầm cảm là một trong những vấn đề sức khoẻ gây ra gánh nặng bệnh tật đáng chúý trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt là sinh viênkhối ngành sức khỏe. Mục tiêu: xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát và cácyếu tố liên quan trên sinh viên năm đầu và năm cuối của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 - 2019Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 1723 sinh viên sử dụng bộ câu hỏi Patient HealthQuestionaire 9. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở sinh viên là 17,4% (95% CI: 15,6% - 19,4%) tỷ lệcó ý tưởng hành vi tự sát là 26,2% (95% CI: 24,12% - 28,48%). Khả năng có dấu hiệu trầm cảm cao hơn cóý nghĩa thống kê ở nhóm sinh viên có gánh nặng tài chính (PR = 2,07; 95% CI: 1,53 - 2,81), nhóm có nhiềuhơn ba anh chị em trong gia đình (PR = 1,78; 95% CI: 1,08 - 2,93), bản thân có tiền sử bệnh mạn tính (PR =1,44; 95% CI: 1,09 - 1,89). Khả năng có ý tưởng hành vi tự sát cao hơn ở nữ giới (PR = 0,69; 95% CI: 0,55- 0,84), nhóm có gánh nặng tài chính (PR = 1,39; 95 % CI: 1,09 - 1,78), bản thân có tiền sử bệnh mạn tính (PR = 1,70; 95% CI: 1,39 - 2,09). Kết luận: tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát ở sinh viêncho thấy nhu cầu rõ ràng cần cải thiện môi trường và hệ thống hỗ trợ tâm lý cho sinh viên tại cơ sở đào tạo
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Một số yếu tố liên quan đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2020-2021 / Lê Thị Ngân, Phạm Bích Diệp // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 201-208. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 610
Trình bày về nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) để phân tích mối liên quan giữa thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên (SV) trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) năm học 2020 - 2021. Cỡ mẫu 315 SV năm 1, năm 3, năm 6 ngành Bác sĩ y học dự phòng và Cử nhân dinh dưỡng. SV có ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong 2 tháng tới. Các yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi giải thích được 10,5% ý định sử dụng đồ ăn nhanh. Trong các yếu tố của mô hình TPB, chỉ có thái độ có ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh (β = 0,32 (p < 0,05)). Cần thực hiện truyền thông, sinh hoạt câu lạc bộ trong SV Y để thay đổi thái độ của SV về sử dụng ăn nhanh, từ đó giúp giảm ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong thời gian tới.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019 / Nguyễn Thị Thu Thủy, Đặng Thùy Dương // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 234-242. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 158
Nghiên cứu về tâm lý giải tỏa những băn khoăn, lo lắng căng thẳng cũng như tìm cách giải quyết khó khăn là nhu cầu hết sức cần thiết của sinh viên khi mới vào đại học, nhu cầu tham vấn tâm lý trong học tập và cuộc sống của 713 sinh viên năm thứ nhất
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Tỉ lệ rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Đại học Y Hà Nội năm học 2018 – 2019 / Nguyễn Tiến Đạt, Hà Thảo Linh, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 135-142. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ có biểu hiện rối loạn lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên năm đầu và năm cuối Đại học Y Hà Nội vào năm học 2018 – 2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1723 sinh viên và sử dụng bộ câu hỏi Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalised Anxiety Disorder – 7 items, GAD-7) để phỏng vấn sinh viên về tình trạng rối loạn lo âu. Kết quả cho thấy tỉ lệ rối loạn lo âu là 9,8% (95% C.I.: 8,4 – 11,4%) và một số yếu tố liên quan gồm: có gánh nặng tài chính (PR = 1,42, 95% C.I.: 1,22 – 2,25), phải thi lại/học lại (PR = 1,58; 95% C.I.: 1,19 – 2,09), tập thể dục thể thao (PR = 0,69; 95% C.I.: 0,55 – 0,88), có hút thuốc (PR = 2,35, 95% C.I.: 1,74 – 3,18), có uống rượu bia (PR = 1,49; 95% C.I.: 1,16 – 1,93). Kết quả nghiên cứu giúp định hướng cụ thể những nhóm sinh viên cần được ưu tiên hơn trong các can thiệp nhằm giảm tỉ lệ lo âu trong các sinh viên khối ngành khoa học sức khoẻ ở Đại học Y Hà Nội và các trường y khác ở Việt Nam.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)