Dòng Nội dung
1
Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các cao chiết cây Trâm Bầu Combretum quadrangulare Kurz / Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Hữu Hùng, Bùi Lê Minh // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 74-79. - ISSN: 2615-9015

Thành phố Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
6 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của lá, rễ và hạt cây Trâm Bầu (Combretum quadrangulare – C. quadrangulare Kurz) thu nhận tại tỉnh An Giang. Thông qua phương pháp tách chiết ngâm nóng trong ethanol 70%. Các cao chiết lá, rễ và hạt được thu nhận với hiệu suất tách chiết là 3,8%, 1,8% và 4,4% so với tổng lượng lá, rễ và hạt Trâm Bầu khô tương ứng. Các cao chiết Trâm Bầu được chứng minh có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, terpenoid, phenolic acid, saponin và tannin bằng các phản ứng hóa học. Thông qua phương pháp MTT, các cao chiết lá và rễ Trâm bầu cũng thể hiện hoạt tính gây độc mạnh trên tế bào ung thư phổi A549 và ung thư máu K562. Ngoài ra, 2 cao chiết này cũng thể hiện sự khác biệt trong hoạt tính gây độc tế bào ung thư và sự ảnh hưởng lên dòng tế bào phôi thận người HEK293. Trong khi đó, cao chiết hạt Trâm bầu thể hiện hoạt tính gây độc tế bào yếu trên cả 3 dòng tế bào thử nghiệm. Nghiên cứu này được coi là bước đầu trong các nghiên cứu sàng lọc và cô lập hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Trâm bầu tại An Giang, đặc biệt là các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Khảo sát hoạt tính sinh học của các cao chiết từ cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd., Rubiaceae) / Nguyễn Thị Thu Hiền // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2022. - tr. 17-21. - ISSN: 2615-9015



Ký hiệu phân loại (DDC): 547
Nghiên cứu tiến hành nhằm sơ bộ thành phần hóa học thực vật, chiết xuất, phân tách các cao phân đoạn từ cây Bạch hoa xà thiệt thảo, khảo sát hoạt tính sinh học của các cao chiết bao gồm chống oxi hóa bằng phương pháp DPPH, kháng viêm in vitro, gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư người. Từ 3 kg Bạch hoa xà thiệt thảo khô được ngấm kiệt với cồn 70 %, cô giảm áp thu được 60 g cao toàn phần. Lắc phân bố cao lỏng thu được 30,1 g cao petroleum ether, 38,6 g cao chloroform, 20,4 g cao ethyl acetat. Các mẫu cao đều có khả năng chống oxi hóa và yếu hơn so với mẫu đối chứng dương acid ascorbic, trong đó cao E có hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC50 là 30,52 µg/mL. Cao toàn phần có khả năng ức chế NO trên tế bào RAW264.7 tốt nhất (IC50 < 30 µg/mL). Tuy nhiên các mẫu cao đều gây độc tế bào RAW264.7 mạnh. Thử nghiệm trên tế bào ung thư gan – HepG2 và ung thư phổi – A549 cho thấy cao chloroform có hoạt tính gây độc tế bào tốt nhất với giá trị IC50 lần lượt là (81,16 và 92,72) µg/mL. Kết quả chỉ ra các hoạt chất trong cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống oxi hóa, kháng viêm, gây độc tế bào và là loại dược liệu có tiềm năng.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)