Dòng Nội dung
1
Giá trị phân loại Li-Rads trên cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan / Trần Thị Hồng Nhung, Nguyễn Duy Hùng, Nguyễn Duy Huề // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 125-132. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày đánh giá giá trị phân loại Li-Rads 2018 trên cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào ung thư gan, Xác định dự đoán tế bào gan của từng phân loại và độ nhạy đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Mối liên quan giữa đa hình gen PD-l1 RS4143815 và nồng độ PD-L1 với nhiễm HBV mạn tính / Phạm Thị Minh Huyền, Đặng Thị Ngọc Dung, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 38-45. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về con đường tín hiệu ức chế điểm kiểm soát miễn dịch PD-1/PD-L1 đóng vai trò quan trọng trong nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mối liên quan giữa tính đa hình gen PD-L1 rs4143815 và nồng độ PD-L1 đối với nhiễm virus viêm gan B mạn tính và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 127 bệnh nhân viêm gan B mạn tính, 157 bệnh nhân ung thư gan do nhiễm virus viêm gan B và 240 người khỏe mạnh. Xác định kiểu gen PD-L1 rs4143815 bằng kĩ thuật tetra-primer-ARMS và xác định nồng độ PD-L1 bằng phương pháp ELISA. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về tần suất kiểu gen của biến thể rs4143815 giữa nhóm bệnh và nhóm chứng cũng như giữa nhóm viêm gan B mạn tính và ung thư biểu mô tế bào gan. Nồng độ PD-L1 ở nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng và có mối liên quan đến tiến triển bệnh và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn tính.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Lê Hoài Thương, Trần Ngọc Ánh, Đậu Quang Liêu // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 92-100. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu 150 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 7/2019 đến hết tháng 6/2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình: 60,07 ± 11,90. Tỷ lệ nam/nữ là 8/1. Viêm gan B là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của ung thư biểu mô tế bào gan với tỷ lệ 73%. Hầu hết bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan khi phát hiện bệnh có chức năng gan ở giai đoạn Child – Pugh A (79,3%). Kích thước u trung bình là 6,95 ± 4,08 cm. Bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn rất sớm 0 chỉ chiếm 2%. Giai đoạn tiến triển C vẫn chiếm tỷ lệ cao với 37%. Giai đoạn sớm A và giai đoạn trung gian B lần lượt có tỷ lệ là 22% và 34 %. 5% số trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn D. 30,7% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không tăng AFP. Hầu hết bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được làm xét nghiệm PIVKA II (72 bệnh nhân) có tăng giá trị PIVKA II (66/72; 91,7%). Viêm gan virus B là yếu tố nguy cơ thường gặp của ung thư biểu mô tế bào gan.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Tạo kháng thể IgG thỏ kháng alpha-fetoprotein người / Lê Thị Phương Thảo // Tạp chí Khoa học và Công nghệ . - . - Số 1, tr. 28-33. - ISSN:



Ký hiệu phân loại (DDC):
Alpha-fetoprotein (AFP) là một protein huyết tương được sản xuất trong quá trình phát triển của bào thai. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, AFP tồn tại trong huyết thanh với hàm lượng rất thấp (<20ng/mL) nhưng có sự tăng trở lại trong một số trường hợp bệnh lý, đặc biệt là các trường hợp liên quan tới gan, như ung thư biểu mô tế bào gan, xơ gan, ... Do đó, AFP đã trở thành dấu ấn sinh học được sử dụng trong sàng lọc dị tật thai và chẩn đoán phát hiện ung thư gan. Kháng thể IgG kháng AFP đã và đang được ứng dụng ph biến trong các xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán và tiên lượng ung thư gan. Nghiên cứu này vì vậy tập trung vào việc sản xuất kháng thể IgG kháng AFP người bằng cách gây đáp ứng miễn dịch trên thể . Kết quả cho thấy thể đã tạo được kháng thể IgG đặc hiệu với AFP được đánh giá bằng kỹ thuật western blot. Kháng thể IgG này sau đó đã được tinh chế bằng sắc ký ái lực với protein G và có thể được ứng dụng vào việc chế tạo các sản phẩm chẩn đoán huyết thanh học..
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)