Dòng Nội dung
1
Impact of extract conditions on total phenolic compounds and antioxidant activities of Phu Quoc sim fruits (rhodomyrtus tomentosa (ait.) hassk.) / Le Phuong Uyen, Vo Thi Thanh Nhan, Ngo Dai Hung, Vo Thanh Sang // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2019. - tr. 25-31. - ISSN: 2615-9015

TP. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
7 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 660.2
Rhodomyrtus tomentosa is an evergreen shrub that originates from Southeast Asia and grows in abundance with rose-pink flowers and dark-purple edible bell-shaped fruits. In this study, optimal extraction conditions for achieving high contents and antioxidant activities of the total phenolic compound (TPC) from Phu Quoc sim fruits were investigated. It was found that the total phenolic content achieved was upon 179.055mg gallic acid equivalent (GAE)/g dry weight extract (DWE) and the DPPH scavenging activity was 65.112% at concentration of 100µg/ml. The optimal extraction conditions were identified with 80% ethanol, with solid-to-solvent ratio of 1/4 (w/v), and 4 hours of extraction at the temperature of 60°C. Furthermore, the antioxidant activity of ethanol extract was found due to scavenging DPPH (IC50=93.713µg/ml) and ABTS (IC50=83.512µg/ml) radicals. Accordingly, Phu Quoc sim fruits was suggested a potential source of bioactive polyphenols with high antioxidant activities.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Khảo sát đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxi hóa của Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) A. DC.) / Nguyễn Thị Thu Hiền ... [và những người khác] // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 47-51. - ISSN: 2615-9015


5 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Bài báo nghiên cứu đặc điểm thực vật (hình thái, vi học), định tính dược liệu theo chuyên luận dược điển Việt Nam V, xác định độ ẩm, sơ bộ thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính chống oxi hóa các cao phân đoạn của Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) A. DC). Kết quả sơ bộ thành phần hóa học cho thấy dược liệu chứa nhiều flavonoid, saponin, triterpenoid tự do; ngoai ra con có các carotenoid, acid hữu cơ, chát khử va polyrunoid. Thử nghiệm bằng mô hình dọn dẹp gốc tự do DPPH trên sắc kí lớp mỏng cho thấy khả năng chống oxi hóa trên cả cao cồn toàn phần và các phân đoạn ethyl acetate, n – butanol, trong đó phân đoạn ethyl acetate có tiềm năng chống oxi hóa cao hơn. Kết quả nghiên cứu góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu Rau đắng đất trong sản xuất thuốc.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Khảo sát độc tính cấp, khả năng kháng oxi hóa và kháng viêm của cao Trầu không (Piper betle l. Piperaceae) / Nguyễn Thị Bạch Tuyết, (...và những người khác) // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2023. - tr. 19-29. - ISSN: 2615-9015



Ký hiệu phân loại (DDC): 615.19
Cao Trầu không đã được tiêu chuẩn hóa, được chiết xuất với dung môi cồn 96 % và nước. Hoạt tính kháng oxi hóa của cao Trầu không được xác định theo phương pháp khử gốc tự do DPPH. Thử nghiệm in vivo được thực hiện trên chuột nhắt trắng Swiss albino, (6-8) tuần tuổi, trọng lượng trung bình khoảng 22 g. Khảo sát độc tính cấp đường uống của cao. Chuột được uống cao Trầu không với liều duy nhất 5.000 mg/kg trọng lượng chuột với thể tích 50 mL/kg trọng lượng chuột, theo dõi tỉ lệ chết và biểu hiện độc tính cấp trong vòng 14 ngày. Hiệu quả kháng viêm của cao Trầu không với liều (200, 400 và 800) mg/kg được đánh giá gây viêm bàn chân chuột nhắt bằng carrageenan 1 %. Diclofenac liều 5 mg/kg được sử dụng làm chất đối chứng. Kết quả cho thấy cao Trầu không thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa với IC50 là 8,25 µg/mL, kém 3 lần so với quercetin. Cao Trầu không gây ra độc tính cấp đường uống ở nồng độ 5.000 mg/kg, được xếp vào phân loại 6 – chất gần như không có độc tính theo GSH. Ở mô hình gây viêm bằng carragenan, cao Trầu không thể hiện tác động làm giảm độ phù chân chuột đáng kể ở liều 200 mg/kg (p < 0,05) và tương đương với diclofenac liều 5 mg/kg (p > 0,05)
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các cao chiết cây Trâm Bầu Combretum quadrangulare Kurz / Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Hữu Hùng, Bùi Lê Minh // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 74-79. - ISSN: 2615-9015

Thành phố Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
6 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của lá, rễ và hạt cây Trâm Bầu (Combretum quadrangulare – C. quadrangulare Kurz) thu nhận tại tỉnh An Giang. Thông qua phương pháp tách chiết ngâm nóng trong ethanol 70%. Các cao chiết lá, rễ và hạt được thu nhận với hiệu suất tách chiết là 3,8%, 1,8% và 4,4% so với tổng lượng lá, rễ và hạt Trâm Bầu khô tương ứng. Các cao chiết Trâm Bầu được chứng minh có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, terpenoid, phenolic acid, saponin và tannin bằng các phản ứng hóa học. Thông qua phương pháp MTT, các cao chiết lá và rễ Trâm bầu cũng thể hiện hoạt tính gây độc mạnh trên tế bào ung thư phổi A549 và ung thư máu K562. Ngoài ra, 2 cao chiết này cũng thể hiện sự khác biệt trong hoạt tính gây độc tế bào ung thư và sự ảnh hưởng lên dòng tế bào phôi thận người HEK293. Trong khi đó, cao chiết hạt Trâm bầu thể hiện hoạt tính gây độc tế bào yếu trên cả 3 dòng tế bào thử nghiệm. Nghiên cứu này được coi là bước đầu trong các nghiên cứu sàng lọc và cô lập hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Trâm bầu tại An Giang, đặc biệt là các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Khảo sát tác động chống oxy hóa in vitro của lá cây lá dong (Phrynium parviflorum Roxb, Marantaceae) / Hoàng Thị Phương Liên // Tạp chí Khoa học và Công nghệ . - 2018. - Số 1, tr. 38-40. - ISSN:



Ký hiệu phân loại (DDC): 660.6
Đề tài tiến hành nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi chiết (nước, cồn 50%, 70%, 96%) lên hoạt tính chống oxy hóa in vitro của lá cây Lá dong thông qua khả năng đánh bắt gốc tự do DPPH. Kết quả cho thấy dịch chiết nước của lá cây Lá dong cho hoạt tính chống oxy hóa nhất với giá trị IC50 thấp nhất (419,61µg/ml) so với các dịch chiết từ dung môi khác, IC50 của chất đối chứng là acid ascorbic là 7,34 µg/ml. Như vậy, dịch chiết nước của lá cây Lá dong có tiềm năng sử dụng làm chất chống oxy hóa tự nhiên.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)