Dòng Nội dung
1
Đặc điểm lâm sàng hành vi gây hấn ở người sử dụng chất dạng Amphetamin điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội / Nguyễn Đăng Xuất, Nguyễn Văn Tuấn, [...và những người khác] // Tạp chí nghiên cứu Y học. - 2020. - tr. 25-31. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Hành vi gây hấn là biểu hiện thường gặp ở người sử dụng chất dạng amphetamin (ATS). Hành vi gây hấn ở người sử dụng ATS là một triệu chứng có thể do các nguyên nhân khác nhau với biểu hiện, tiến triển đặc trưng. Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hành vi gây hấn ở người sử dụng ATS. Một nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang được thực hiện trên 58 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần do ATS có hành vi gây hấn tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội. Thang điểm gây hấn OAS được sử dụng để đánh giá mức độ của các hành vi gây hấn. Thời điểm vào viện, tỷ lệ hành gây hấn bằng lời nói chiếm 91,4%, hành vi gây hấn với đồ vật 60,3%, hành vi gây hấn với bản thân 32,8%, hành vi gây hấn với người khác 44,8%.Tỷ lệ hành vi gây hấn với đồ vật ở nhóm có hoang tưởng, ảo giác cao hơn nhóm không hoang tưởng, ảo giác. Tỷ lệ các loại hành vi gây hấn ở thời điểm sau hai tuần điều trị thấp hơn rõ rệt so với thời điểm nhập viện và sau một tuần. Tỷ lệ hành vi gây hấn ở người bệnh sử dụng ATS rất cao, có liên quan với các triệu chứng loạn thần và vi vậy chúng tôi kiến nghị điều trị tích cực cho những bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng ATS để làm giảm hành vi gây hấn.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Hiệu quả của can thiệp thí điểm giảm sử dụng Methamphetamine trên bệnh nhân điều trị Methadone tại Hà Nội / Nguyễn Hữu Anh, Nguyễn Thu Trang, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 93-100. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình giảm sử dụng Methamphetamine tại hai cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội. Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng đã tuyển lựa 111 bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ trung bình (n = 88) và nguy cơ cao (n = 23) đối với sử dụng Methamphetamine tham gia can thiệp 8 tuần. Kết quả cho thấy tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và chất dạng thuốc phiện giảm ở cả hai nhóm sau can thiệp. Trong nhóm nguy cơ trung bình, tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và với chất dạng thuốc phiện giảm lần lượt từ 8% xuống 3,7% (p = 0,07) và 37,5% xuống 12,35% (p ≤ 0,001). Trong nhóm nguy cơ cao, tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với Methamphetamine và chất dạng thuốc phiện giảm lần lượt từ 87% xuống 15,8% và từ 43,5% xuống 15,8% (p ≤ 0,001). Nguy cơ trầm cảm, lo âu, căng thẳng trong nhóm nguy cơ trung bình giảm lần lượt từ 21% còn 11%, 21% còn 9,9% và 37% còn 17,3% (p < 0,05). Trong nhóm nguy cơ cao, nguy cơ lo âu và căng thẳng giảm lần lượt từ 52,6% còn 26,3% và 89,5% còn 47,4% (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp hành vi đối với sử dụng Methamphetamine trên bệnh nhân điều trị Methadone giúp giảm sử dụng chất và cải thiện sức khỏe tâm thần. Cần có thêm nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâu dài sau can thiệp cũng như tính khả thi của việc mở rộng mô hình can thiệp.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)