Dòng Nội dung
1
Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị lối sống của sinh viên : Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh / Đoàn Mai Nguyên, Nguyễn Ngọc Huỳnh Trâm, Phạm Thiên Kim, Đặng Trần Nhật Hoan, Dư Thống Nhất // Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục : Journal of Educational management science . - 2025-3-20. - tr. 43-52. - ISSN: 2354-0788



Ký hiệu phân loại (DDC): 370.114
Định hướng giá trị lối sống của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và phát triển con người, định hình sự trưởng thành cá nhân cũng như những đóng góp của họ cho xã hội. Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị lối sống của sinh viên là điều cần thiết để các trường đại học nâng cao chất lượng giáo dục và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát, dữ liệu được thu thập từ mẫu thuận tiện gồm 389 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích mô tả và tương quan cùng với phân tích nhân tố khẳng định được áp dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến số và kiểm nghiệm mô hình đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị lối sống của sinh viên: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, quan hệ bạn bè, truyền thông và định hướng cá nhân. Các chỉ số thống kê như tải số nhân tố, giá trị riêng và phương sai giải thích đã xác nhận độ tin cậy của mô hình năm nhân tố. Những phát hiện này cung cấp hàm ý quan trọng cho các nhà nghiên cứu giáo dục, quản lý giáo dục và nhà hoạch định chính sách. Chúng góp phần hỗ trợ xây dựng chương trình giảng dạy và chiến lược tổ chức giáo dục nhằm thúc đẩy những giá trị lối sống tích cực trong sinh viên.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Vận dụng phương pháp PECS kết hợp với trò chơi để luyện phát âm cho trẻ 3 – 4 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ / Phan Thị Hằng, Nguyễn Thị Hoài Thu, Dư Thống Nhất // Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục : Journal of Educational management science . - 2025-3-20. - tr. 111-124. - ISSN: 2354-0788



Ký hiệu phân loại (DDC): 372.6
Bài viết trình bày kết quả vận dụng phương pháp PECS kết hợp trò chơi để luyện phát âm cho trẻ 3 - 4 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ tại trường mầm non hoà nhập. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài viết là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định khả năng phát âm của 4 trẻ có rối loạn phổ tự kỉ trước và sau khi tham gia luyện phát âm kéo dài 1 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 trẻ đã có những tiến bộ đáng kể về mặt phát âm, thể hiện qua khả năng tự phát âm đúng các từ một cách rõ ràng hơn, với mức độ phát âm cải thiện từ mức độ 4 lên mức độ 3 theo thang đo đánh giá. Nghiên cứu này khẳng định hiệu quả của việc kết hợp phương pháp PECS với trò chơi trong việc luyện phát âm đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Việc kết hợp này không chỉ giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình học tập mà còn góp phần nâng cao đáng kể khả năng phát âm, giúp trẻ phát âm rõ ràng, trôi chảy và dễ dàng hơn trong giao tiếp với bạn bè. Phương pháp PECS kết hợp trò chơi giáo dục nên được tích hợp vào giáo dục mầm non, đào tạo giáo viên và hỗ trợ cha mẹ học sinh. Nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng quy mô, theo dõi tác động dài hạn, tối ưu hóa trò chơi và so sánh với phương pháp truyền thống.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)