Dòng Nội dung
1
Một số yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện nhi thái bình năm 2019 / Tăng Thị Hảo, Tăng Thị Hải, Đỗ Minh Sinh // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2020. - tr. 46-55. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, nghiên cứu định tính với cỡ mẫu phỏng vấn sâu là 19 điều dưỡng: bao gồm điều dưỡng trưởng bệnh viện, điều dưỡng trưởng các khoa: Hô hấp, Tiêu hóa, Thận tiết niệu và chọn mỗi khoa lâm sàng 01 điều dưỡng viên bằng bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Nguy cơ stress liên quan đến nghề nghiệp ở điều dưỡng viên: một nghiên cứu cắt ngang dựa vào thang đo expanded nursing stress scale / Trần Thị Phương Hà, (...và những người khác) // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2020. - tr. 41-49. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC):
Mô tả mức độ nguy cơ stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, đối tượng nghiên cứu là 281 điều dưỡng viên lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên từ 01/2020 đến 06/2020. Đối tượng tự điền thông tin về tình trạng stress theo thang đo Expanded Nursing Stress Scale (ENSS). Mức độ nguy cơ stress được phân thành 03 nhóm: thấp, trung bình, cao.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019 / Tăng Thị Hảo, Tăng Thị Hải, Đỗ Minh Sinh // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2019. - tr. 5-12. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Mô tả tình trạng stress của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, đối tượng nghiên cứu là 145 điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Thái Bình. Đối tượng tự điền thông tin về tình trạng stress theo thang đo Expanded Nursing Stress Scale. Mức độ stress được phân thành 03 nhóm: thấp, trung bình, cao. Kết quả: Các điều dưỡng viên trong nghiên cứu có mức độ stress thấp. Thấp nhất là khi có các vấn đề liên quan đến cấp trên (±SD = 1.52 ± 0.16)(thiếu hỗ trợ của cấp lãnh đạo khác, có mâu thuẫn với ĐD trưởng của bạn), các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng (±SD = 1.54 ± 0.12) (Khó làm việc với người ĐD khác giới, Thiếu cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và cảm giác với đồng nghiệp trong khoa), cao nhất khi có vấn đề về người bệnh và gia đình người bệnh (±SD = 2,11 ± 0.26)(người bệnh/ gia đình người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý, phải làm việc với người nhà người bệnh có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục). Kết luận: Kết quả chỉ ra các điều dưỡng viên trong nhóm nghiên cứu có mức độ stress thấp. Yếu tố gây stress nhiều nhất cho các điều dưỡng viên: Người bệnh/người nhà người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý; phải làm việc với người bệnh/người nhà người bệnh có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục. Yếu tố gây stress ít nhất cho các điều dưỡng viên: Khó làm việc với người ĐD khác giới; Thiếu hỗ trợ của ĐD trưởng.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường đại học y dược thái bình năm 2020 / Trần Thái Phúc, [...và những người khác] // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2020. - tr. 226-234. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là 199 nữ sinh viên điều dưỡng chính quy năm thứ nhất và năm thứ hai đang học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình; thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1% do đó bản thân sinh viên, nhà trường, gia đình, xã hội cần phối hợp để cải thiện tình trạng căng thẳng cảm xúc cho sinh viên.
5
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường đại học y dược thái bình năm 2020 / Trần Thái Phúc, [...và những người khác] // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2020. - tr. 226-234. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến căng thẳng cảm xúc của nữ sinh viên điều dưỡng chính quy tại trường Đại học Y Dược Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là 199 nữ sinh viên điều dưỡng chính quy năm thứ nhất và năm thứ hai đang học tại trường Đại học Y Dược Thái Bình; thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả Tỷ lệ sinh viên có căng thẳng cảm xúc mức độ cao là 20,6%. Tỷ lệ sinh viên chịu áp lực học tập mức độ cao là 29,1% do đó bản thân sinh viên, nhà trường, gia đình, xã hội cần phối hợp để cải thiện tình trạng căng thẳng cảm xúc cho sinh viên
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)