Dòng Nội dung
1
Đánh giá hàm lượng của K, Al, Fe, Mn, Cr, Zn và bước đầu phân biệt về nguồn gốc một số sản phẩm trà đặc trưng của Việt Nam sử dụng công cụ phân tích dữ liệu đa biến. : Khóa luận tốt nghiệp / Nguyễn Thị Thanh Diệu; Nguyễn Công Hậu, Trần Thị Như Trang hướng dẫn
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đh Nguyễn Tất Thành, 2021
70 tr. : hình ảnh, bảng biểu ; 30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 660.29
Trong nghiên cứu này, tác giả xác định và đánh giá hàm lượng các nguyên tố K, Al, Fe, Mn, Cr, Zn trong các trà khô thành phẩm thu thập từ một số vùng trà đặc trưng ở miền Bắc và miền Nam (Việt Nam). Dựa trên sự khác biệt về thành phần các nguyên tố trên, chúng tôi bước đầu áp dụng công cụ phân tích dữ liệu đa biến để phân biệt về nguồn gốc của các sản phẩm trà. Nghiên cứu này đóng góp vào dữ liệu khoa học cho sản phẩm trà của Việt Nam.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)
2
Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam / Lê Thị Anh Đào, Nguyễn Công Hậu // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 25-31. - ISSN: 2615-9015

Thành phố Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
7 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664
Trà (Camellia sinensis L.) được xem là một loại thức uống phổ biến trên thế giới. Trà có giá trị dinh dưỡng và dược tính cao do chứa nhiều các hợp chất có tính kháng oxi hóa, các amino acid và nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng cần thiết. Trong nghiên cứu này, phương pháp plasma ghép cặp cảm ứng cao tần - đầu dò khối phổ (ICP-MS) được thẩm định nhằm đánh giá sự phóng thích của các nhóm nguyên tố dinh dưỡng đa vi lượng và nguyên tố không thiết yếu trong nước Trà ở các nhiệt độ pha và thời gian ngâm trà khác nhau. Kết quả cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ của nước pha trà đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng tỉ lệ phóng thích của nguyên tố vào trong nước hơn là khi cố định nhiệt độ pha tại 70 0C và kéo dài thời gian ngâm trà. Phần trăm phóng thích của các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng còn lại giảm dần theo thứ tự B > Mn > Zn > Cu > Fe > Ni, trong đó Fe và Ni cho tỉ lệ phóng thích thấp hơn hẳn so với các nguyên tố còn lại. Giá trị nồng độ Al cao nhất trong nước trà ghi nhận ở mẫu trà đỏ (khoảng 2,5mg/L), đều nằm trong giới hạn cho phép của WHO.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Đánh giá hàm lượng đa nguyên tố trong nước trà của một số loại trà ở Việt Nam : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2020 / Nguyễn Công Hậu chủ nhiệm đề tài, Lê Thị Anh Đào
Thành phố Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
84 tr. : minh họa ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664
Nghiên cứu này giúp phong phú thêm dữ liệu cho trà ở Việt Nam, đặc biệt là vùng trà cổ thụ ở Suối Giàng, Yên Bái (miền Bắc) và trà oolong được canh tác theo phương thức hữu cơ tại vùng trà ở Lâm Đồng (miền Nam), bổ sung vào bộ dữ liệu cho việc đánh giá hàm lượng polyphenol, amino acid trong nước trà mà nhóm tác giả đã và đang thực hiện, giúp tạo tiền đề cho việc xây dựng các công cụ cho việc quản lý chất lượng của trà-một trong những định hướng nghiên cứu của nhóm tác giả ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
4
Đánh giá hàm lượng tổng các hợp chất phenolic và hoạt tính kháng oxy hoá bằng nhiều cơ chế phản ứng trong một số sản phẩm trà đặc trưng của Việt Nam. : Khóa luận tốt nghiệp / Đặng Minh Phúc; Nguyễn Công Hậu, Trần Thị Như Trang hướng dẫn
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đh Nguyễn Tất Thành, 2021
89 tr. : hình ảnh, bảng biểu ; 30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664
Trong nghiên cứu này tác giả khảo sát ảnh hưởng của quá trình chế biến và giống lên tổng hàm lượng các hợp chất phenolic và hoạt tính kháng oxy hóa của trà thông qua những cơ chế phản ứng của các mẫu trà khô được thu nhận từ miền Bắc và miền Nam (Việt Nam) như oolong, trà xanh… Kết quả của nghiên cứu này bổ sung thêm các thông tin khoa học dữ liệu về trà. Đồng thời góp phần nâng cao giá trị của cây trà và các sản phẩm trà miền Bắc và miền Nam trên bản đồ trà Việt Nam.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
5
Đánh giá hàm lượng tổng và nguyên dạng của các hợp chất polyphenol trong một số loại trà đặc trưng ở Việt Nam : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2020 / Trần Thị Như Trang chủ nhiệm đề tài, Nguyễn Công Hậu, Lê Thị Anh Đào
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
46 tr. : minh họa ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664.001
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và đưa ra điều kiện chiết hiệu quả dựa trên tham khảo từ tiêu chuẩn ISO 14502-1: 2005, phù hợp với điều kiện hiện có của Phòng thí nghiệm tại Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Nghiên cứu này cũng giúp làm phong phú thêm dữ liệu cho trà ở Việt Nam, đặc biệt là vùng trà cổ thụ ở miền Bắc Việt Nam và trà oolong được canh tác theo phương thức hữu cơ tại vùng trà ở Lâm Đồng (miền Nam). Nghiên cứu này giúp tạo tiền đề cho việc xây dựng các công cụ cho việc quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc của trà. Đây là một trong những định hướng nghiên cứu của nhóm tác giả ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)