Mức độ tiếp cận giáo dục STEAM của sinh viên ngành giáo dục mầm non / Nguyễn Đắc Thanh
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Việc sinh viên tiếp cận với giáo dục STEAM ngay khi còn học tại trường đại học sư phạm đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho họ sẵn sàng bước vào nghề. STEAM không chỉ là một phương pháp giảng dạy hiện đại, mà còn giúp sinh viên nắm vững cách tích hợp các môn học như khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học trong tổ chức hoạt động giáo dục. Tiếp cận với giáo dục STEAM trong quá trình đào tạo giúp sinh viên trang bị lí luận cũng như được thực hành và trải nghiệm trực tiếp về giáo dục STEAM, qua đó rèn luyện cho họ tự tin hơn khi áp dụng phương pháp này vào môi trường lớp học thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tiếp cận về giáo dục STEAM của sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 cũng có sự khác biệt và đồng thời kết quả cũng phản ánh mức độ tiếp cận về lí luận được sinh viên được thực hiện thường xuyên, trong khi hoạt động thực hành, trải nghiệm của sinh viên về giáo dục STEAM chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện.
Dự thảo luật nhà giáo – Bàn luận và kiến nghị / Huỳnh Thị Kim Lan, Trần Anh Bình
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất xây dựng dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo để Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật giai đoạn từ năm 2022-2051. Về cơ bản, bản Dự thảo Luật Nhà giáo đã tương đối hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh các quy định của bản Dự thảo. Trên cơ sở phân tích những quy định tại Dự thảo Luật Nhà giáo và liên hệ với thực tiễn công tác giáo dục tại Việt Nam, bài viết đã đề xuất một số góp ý để hoàn thiện các quy định về chứng chỉ hành nghề nhà giáo; chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo; quy định về tuyển dụng, sử dụng nhà giáo và quy định về cơ quan quản lý nhà nước về nhà giáo nhằm góp phần đưa Luật Nhà giáo “đi vào” thực tiễn xã hội một cách hiệu quả.
Khung lí thuyết lãnh đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở công lập / Trần Bảo Ngọc
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Để tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTN, HN) ở trường trung học cơ sở công lập đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, hiệu trưởng giữ vai trò then chốt. Trong các nghiên cứu về mô hình lãnh đạo hiệu quả, lãnh đạo dạy học là một mô hình nổi trội và cho thấy được vai trò và trách nhiệm chính của hiệu trưởng, tác động trực tiếp của hoạt động lãnh đạo của hiệu trưởng đến chương trình giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên, môi trường học tập và sự phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. Vận dụng tiếp cận lãnh đạo dạy học, bài viết phân tích, tổng hợp và xây dựng khung lí thuyết lãnh đạo HĐTN, HN nhằm cung cấp cơ sở để nghiên cứu thực trạng và hiệu quả của công tác lãnh đạo đối với việc tổ chức hoạt động này ở trường THCS công lập.
Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong dạy học môn giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường trung học phổ thông hiện nay / Lê Hoàng Nam
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Giáo dục công dân được xây dựng trên quan điểm đổi mới, hiện đại, đảm bảo tính khoa học, sư phạm, thực tiễn, tính mở và tính hệ thống nhằm hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học, phù hợp với xu thế mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến tâm lí, nhận thức của học sinh phổ thông hiện nay thì nội dung môn giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thông nếu chỉ dừng ở hai mạch nội dung giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật thì khó đạt được các mục tiêu mà môn học đặt ra. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ ra rằng cần phải coi trọng nội dung giáo dục đạo đức trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở bậc trung học phổ thông cũng như gợi ý một số nội dung và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong môn học. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện nội dung và đạt được mục tiêu môn học hiện nay.
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An / Đặng Thị Thuý Hoa, Hồ Thị Hồng Cúc
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Giáo dục kỹ năng sống đang trở thành một yêu cầu cấp thiết trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Theo đó, hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại các trường Trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An được chú trọng triển khai thông qua tích hợp vào chương trình học và các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Bài viết nghiên cứu giải pháp cải tiến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An hướng tới xây dựng một thế hệ trẻ có khả năng thích ứng và phát triển tốt trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh / Cao Thị Thúy Diễm
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng đối với học sinh phổ thông nói chung và cấp trung học cơ sở nói riêng, giúp học sinh có quyết định lựa chọn nghề phù hợp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản hoặc có kế hoạch chuẩn bị tiếp theo ở cấp trung học phổ thông - giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp - để tiếp tục trau dồi, phát triển phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của ngành nghề sau này. Chính vì thế, công tác giáo dục hướng nghiệp phải thực sự có hiệu quả. Với phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát ý kiến của 290 giáo viên, cán bộ quản lý và 103 học sinh trong giới hạn nghiên cứu, tác giả đã xác định được 3 yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở đó là yếu tố nhận thức, năng lực và công tác bồi dưỡng, tập huấn cho người thực hiện giáo dục hướng nghiệp, được bình chọn nhiều nhất trong số các yếu tố có ảnh hưởng được khảo sát. Điều này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở đề xuất và mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo về các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trong thời gian tới.
Thực trạng tích hợp giảng dạy lịch sử và đạo đức cho các học phần về toán tại Trường Đại học Thương mại / Lê Văn Tuấn
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Việc tích hợp giảng dạy lịch sử và đạo đức (giáo dục công dân) vào các môn toán không chỉ làm phong phú nội dung học tập mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển toàn diện của người học. Bài viết này trình bày thực trạng và kinh nghiệm trong việc lồng ghép lịch sử và đạo đức khi giảng dạy các học phần toán học ở bậc đại học. Cụ thể, khi giảng dạy một số khái niệm hoặc phương pháp, chúng ta sẽ giới thiệu lịch sử hình thành và những thông tin liên quan đến các nhà khoa học đã phát triển nên chúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ chia sẻ những câu nói nổi tiếng, mang tính nhân văn của các nhà khoa học nhằm truyền tải thông điệp đạo đức sâu sắc đến người học. Chúng tôi cho rằng phương pháp tiếp cận này có thể áp dụng cho nhiều môn học khác cũng như ở các bậc đào tạo khác nhau, từ phổ thông đến đại học và sau đại học.
Quản lý hoạt động giáo dục STEM và đề xuất biện pháp quản trị để phát triển hoạt động giáo dục STEM ở trường trung học phổ thông / Vũ Đại Hội, Trần Thanh Hương
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Giáo dục STEM đã được phát triển sâu rộng trong những thập kỷ gần đây, mục tiêu của giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực công nghệ, khoa học, kỹ thuật và toán học để giải quyết và thích nghi với môi trường phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. STEM chính thức được tích hợp vào Chương trình giáo dục phổ thông từ 2018, cho đến nay các hoạt động giáo dục STEM đã được triển khai ở các trường trung học phổ thông. Bằng phương pháp khảo sát (161 mẫu) và phỏng vấn (12 mẫu) cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý hoạt động giáo dục STEM ở 6 trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy công tác quản lý hoạt động này ở các trường đang được thực hiện ở mức khá, một số hoạt động thuộc khâu lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục STEM chỉ ở mức trung bình. Từ kết quả của thực trạng, bài viết nhận diện một số biện pháp quản trị cần được thực hiện để phát triển hoạt động giáo dục STEM ở các trường trung học phổ thông một cách bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.
Những vấn đề pháp lý đặt ra trong chuyển đổi số ngành thư viện khi thực thi các quy định mới của pháp luật về bản quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 / Lê
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Chuyển đổi số là một trong những xu thế tất yếu của ngành thư viện, đặc trưng của thư viện đó là nơi lưu trữ các sản phẩm tri thức và là đối tượng được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả). Đây chính là rào cản đặt ra trong quá trình xây dựng nguồn dữ liệu số để thực hiện chuyển đổi số. Bằng phương pháp phân tích tài liệu, văn bản, thông qua nghiên cứu đối sánh giữa hai hệ thống văn bản về quyền tác giả với quy định mới của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 và Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ và hệ thống văn bản về chuyển đổi số thư viện, bài viết nhận diện xu hướng thực thi quyền tác giả trong chuyển đổi số ngành thư viện và đề xuất các giải pháp hàm ý chính sách nhằm thực thi quyền tác giả trong triển khai chuyển đổi số ngành thư viện tại Việt Nam.
Cơ sở lý luận quản lý dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực ở trung học cơ sở / Trần Đại Nghĩa, Phạm Văn Diệp, Trần Quốc Giang
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Bài viết này tập trung phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực tại các trường trung học cơ sở ở Việt Nam. Việc quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực đóng vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục, nhằm truyền đạt kiến thức và giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy phản biện, ngôn ngữ và sáng tạo. Tuy nhiên, thực trạng triển khai hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, như sự chưa đồng bộ trong chương trình giảng dạy, thiếu tài liệu và công cụ hỗ trợ, phương pháp giảng dạy hạn chế và sự khác biệt về năng lực học sinh. Bài viết đề xuất các giải pháp bao gồm đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên, phát triển tài liệu học tập và tăng cường phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực.
|
|
|
|