Dòng Nội dung
1
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An / Đặng Thị Thuý Hoa, Hồ Thị Hồng Cúc // Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục : Journal of Educational management science . - 2024-12-20. - tr. 114-122. - ISSN: 2354-0788



Ký hiệu phân loại (DDC): 373.18
Giáo dục kỹ năng sống đang trở thành một yêu cầu cấp thiết trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Theo đó, hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại các trường Trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An được chú trọng triển khai thông qua tích hợp vào chương trình học và các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý. Bài viết nghiên cứu giải pháp cải tiến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Bến Lức, tỉnh Long An hướng tới xây dựng một thế hệ trẻ có khả năng thích ứng và phát triển tốt trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh / Cao Thị Thúy Diễm // Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục : Journal of Educational management science . - 2024-12-20. - tr. 108-113. - ISSN: 2354-0788



Ký hiệu phân loại (DDC): 373.18
Giáo dục hướng nghiệp có vai trò quan trọng đối với học sinh phổ thông nói chung và cấp trung học cơ sở nói riêng, giúp học sinh có quyết định lựa chọn nghề phù hợp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản hoặc có kế hoạch chuẩn bị tiếp theo ở cấp trung học phổ thông - giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp - để tiếp tục trau dồi, phát triển phẩm chất, năng lực nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của ngành nghề sau này. Chính vì thế, công tác giáo dục hướng nghiệp phải thực sự có hiệu quả. Với phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát ý kiến của 290 giáo viên, cán bộ quản lý và 103 học sinh trong giới hạn nghiên cứu, tác giả đã xác định được 3 yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở đó là yếu tố nhận thức, năng lực và công tác bồi dưỡng, tập huấn cho người thực hiện giáo dục hướng nghiệp, được bình chọn nhiều nhất trong số các yếu tố có ảnh hưởng được khảo sát. Điều này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở đề xuất và mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo về các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trong thời gian tới.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Cơ sở lý luận quản lý dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực ở trung học cơ sở / Trần Đại Nghĩa, Phạm Văn Diệp, Trần Quốc Giang // Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục : Journal of Educational management science . - 2024-12-20. - tr. 75-83. - ISSN: 2354-0788



Ký hiệu phân loại (DDC): 371.3023
Bài viết này tập trung phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực tại các trường trung học cơ sở ở Việt Nam. Việc quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực đóng vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục, nhằm truyền đạt kiến thức và giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy phản biện, ngôn ngữ và sáng tạo. Tuy nhiên, thực trạng triển khai hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, như sự chưa đồng bộ trong chương trình giảng dạy, thiếu tài liệu và công cụ hỗ trợ, phương pháp giảng dạy hạn chế và sự khác biệt về năng lực học sinh. Bài viết đề xuất các giải pháp bao gồm đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên, phát triển tài liệu học tập và tăng cường phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại hai trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học Cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2019 / Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Hồng Vân, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 194-200. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 535 học sinh nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2019. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và cân đo trực tiếp. Sử dụng chuẩn tham khảo quốc tế để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của học sinh dân tộc thiểu số là 15,0% cao hơn so với tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 4,5%. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số thừa cân, béo phì là 7,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng như tỷ lệ thừa cân, béo phì theo độ tuổi của học sinh tại 2 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở thuộc hai huyện của tỉnh Yên Bái (p > 0,05).
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)