Dòng Nội dung
1
Hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (erector spinae plane block) cho phẫu thuật tim hở / Trần Việt Đức, Vũ Hoàng Phương, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 219-227. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về áp dụng gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau và không cần sử dụng opioid sau phẫu thuật tim hở. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống cho phẫu thuật tim hở. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 54 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 80, có chỉ định mổ tim hở theo kế hoạch, được đặt catheter ESPB hai bên ngay trước khi khởi mê, liều ropivacain tính theo cân nặng bệnh nhân, phối hợp thêm paracetamol truyền tĩnh mạch sau mổ. Điểm visual analogue scale, huyết áp trung bình khi nghỉ và khi vận động được đánh giá tại các thời điểm ngay sau rút nội khí quản và sau rút là 6, 12, 18, 24, 36, 48 giờ; đánh giá khí máu động mạch mỗi 24 và 48 giờ. Kết quả cho thấy điểm VAS trung bình khi nghỉ < 3 và khi vận động ≤ 4. Có 7,4% bệnh nhân phải chuẩn độ morphin; 3,7% bệnh nhân phải phối hợp PCA morphin. ESPB (Erector spinae plane block) không làm tụt huyết áp và các chỉ số khí máu động mạch trong giới hạn bình thường ở các thời điểm nghiên cứu; không có biến chứng sau phẫu thuật. Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống là phương pháp an toàn hiệu quả trong giảm đau sau phẫu thuật tim hở.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống dưới hướng dẫn của siêu âm trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành / Trần Thị Thanh Hà, Nguyễn Hữu Tú, Đỗ Nguyên Vũ // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 33-40. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 617
Trình bày về mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống dưới sự hướng dẫn của siêu âm (ESPB) trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành so với giảm đau thường quy do bệnh nhân tự kiểm soát bằng morphin (bơm PCA morphin). Chúng tôi nhận thấy hiệu quả giảm đau thể hiện rõ cả lúc nằm yên cũng như khi vận động, từ thời điểm sau rút NKQ 12 giờ cho đến 36 giờ thì điểm đau VAS (khi nằm yên) có sự khác biệt rõ giữa 2 nhóm, còn điểm VAS lúc vận động giảm ngay từ giờ thứ 6 sau rút NKQ, nhóm nghiên cứu có điểm VAS thấp hơn nhóm chứng. Không có sự khác biệt về thời gian rút nội khí quản, (thời gian thở máy) nhưng nhóm nghiên cứu có thời gian nằm tại ICU ngắn hơn đáng kể (p ≤ 0,05). Nghiên cứu cũng ghi nhận gây tê ESPB đạt được hiệu quả giảm đau tốt hơn sau mổ, không phải dùng thêm morphin giảm đau, hạn chế được các tác dụng không mong muốn của morphin và rút ngắn thời gian ở khoa Hồi sức ngoại.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)