Dòng Nội dung
1
Đánh giá tác dụng dự phòng nôn, buồn nôn của Ondansetron, Dexamethasone hoặc Metoclopramide trong và sau mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống / Vũ Văn Hiệp, Nguyễn Duy Ánh, Nguyễn Đức Lam // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 139-146. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả dự phòng nôn, buồn nôn của ondansetron, dexamethasone hoặc metoclopramide trong mổ lấy thai vô cảm bằng gây tê tủy sống. 90 sản phụ ASA I-II (20 - 41 tuổi), có chỉ định gây tê tủy sống để mổ lấy thai tại khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện phụ sản Hà Nội từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Các sản phụ được phân loại ngẫu nhiên thành ba nhóm bằng nhau: Nhóm O(n = 30) được tiêm tĩnh mạch 8mg ondansetron, nhóm D( n = 30) được tiêm tĩnh mạch8mg dexamethasone, nhóm M (n = 30) được tiêm tĩnh mạch 10mg metoclopramide. Không có sự khác biệt đáng kể giữa 3 nhóm về các biến nhân khẩu học, tiền sử yếu tố nguy cơ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, chỉ số Apgar ở thời điểm 1 phút và 5 phút, thời gian phẫu thuật cũng như mức độ mất máu trong mổ (p 0,05).Giai đoạn trong mổ: Tỷ lệ buồn nôn của nhóm O là 6,7% thấp hơn đáng kể so với nhóm D là 33,3%và nhóm M là 23,3% (p < 0,05). Tỷ lệ nôn trong mổ của 3 nhóm lần lượt là 6,7%; 20% và 16,7%, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Giai đoạn sau mổ: tỷ lệ buồn nôn của nhóm O là 6,7%; nhóm D là 13,3%; nhóm M là 10%, tỷ lệ nôn của nhóm O là 6,7%; nhóm D là 16,6% và nhóm M là 10%, không có sự khác biệt (p > 0,05) Trong 3 nhóm thuốc, ondansetron có hiệu quả nhất trong dự phòng buồn nôn và nôn trong mổ Giai đoạn sau mổ, tác dụng dự phòng nôn, buồn nôn của ondansetron không khác biệt so với dexamethasonehoặcmetoclopramide.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)