Dòng Nội dung
1
Đánh giá tác dụng của khí công với thay đổi tỉnh trạng mệt mỏi, khó thở và lo lăng trên người bệnh ung thư phổi tại một số Bệnh việt ở Việt Nam / Vũ Văn Đẩu, (...và những người khác) // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2019. - tr. 87-95. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Đánh giá hiệu quả của tập khí công đối với việc thay đổi tình trạng khó thở, mệt mỏi và lo lắng ở người bệnh ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện trên 2 nhóm: nhóm có luyện tập khí công và nhóm đối chứng. Đối tượng nghiên cứu là 156 người bệnh ung thư phổi được lựa chọn và phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá hiệu quả của tập khí công đối với việc thay đổi tình trạng khó thở, mệt mỏi và lo lắng ở người bệnh ung thư phổi tại các thời điểm: T0 (trước khi phân nhóm), T1 (cuối giai đoạn can thiệp - sau 6 tuần) và T2 (kết thúc của thời gian theo dõi - 12 tuần sau khi phân nhóm). Kết quả: Không có sự khác biệt về thống kê giữa 2 nhóm về mệt mỏi và lo lắng, điều đó có nghĩa là khí công không cải thiện sự mệt mỏi, lo lắng. Khí công cải thiện đáng kể chứng khó thở vào tuần thứ 6 với chênh lệch trung bình là 1,15 (p = 0,011) và tuần thứ 12 chênh lệch trung bình là 1,50 (p = 0,025) giữa nhóm khí công và nhóm chứng.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Nâng cao kiến thức về bệnh thận mạn của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Tiền hải Tỉnh Thái Bình năm 2020 / Phạm Ngọc Trìu, (...và những người khác) // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2020. - tr. 86-97. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Nâng cao kiến thức về bệnh thận mạn của người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp về kiến thức bệnh thận mạn trên 60 người mắc bệnh tăng huyết áp. Kết quả: Sau can thiệp, người bệnh có cải thiện về kiến thức bệnh thận mạn rõ rệt. Kiến thức về chức năng thận trước can thiệp là 8,3%, ngay sau can thiệp là 38,3% và sau 8 tuần là 26,7%. Kiến thức về phương pháp đánh giá tình trạng thận trước can thiệp 21,7% đạt (thời điểm T1), ngay sau can thiệp 33,3% (thời điểm T2) và sau 8 tuần tăng 35% (thời điểm T3). Về kiến thức các yếu tố nguy cơ thời điểm T1 là 6,7%, thời điểm T2 tăng lên 28,3% và thời điểm T3 là 23,3%. Có sự thay đổi đáng kể kiến thức về triệu chứng của bệnh thời điểm T1 có 28,3%, thời điểm T2 đạt 58,3% và thời điểm T3 là 43,3%. Và triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh thận mạn thời điểm T1 đạt thấp có 15%, thời điểm T2 tăng lên 53,3% và thời điểm T3 là 48,3%. Đối với kiến thức về biến chứng thời điểm T1 chỉ có 10%, thời điểm T2 là 23,3% và thời điểm T3 là 23,3%. Còn về các biện pháp phòng tránh thời điểm trước can thiệp có 30% ngay sau can thiệp 50% và sau 8 tuần là 28,3%.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)