Dòng Nội dung
1
Áp dụng hướng dẫn Ep15A3 của clsi trong xác nhận độ tập trung và độ chính xác cho một số chỉ số miễn dịch trên máy Roche Cobas 8000 / Đặng Minh Châu, Trịnh Thị Phương Dung, Trần Huy Thịnh // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 19-25. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày xác nhận phương pháp là việc làm bắt buộc để để ra một kết quả xét nghiệm đáng tin cậy. Mục tiêu nghiên cứu: Áp dụng hướng dẫn EP15A3 để xác nhận độ chính xác và độ tập trung của một số xét nghiệm miễn dịch trên máy Roche Cobas 8000. Nghiên cứu sử dụng vật liệu nội kiểm của hãng Roche và vật liệu ngoại kiểm của Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học trường Đại học Y Hà Nội để tiến hành thực nghiệm đánh giá độ chính xác và độ tập trung của 06 xét nghiệm miễn dịch: AFP, CEA, CA 125, PSA, FT4, TSH. Tiêu chuẩn chấp nhận áp dụng theo hướng dẫn EP15A3 của CLSI. Kết quả: Độ chính xác, Độ tập trung dài hạn của xét nghiệm đều nhỏ hết công bố của nhà sản xuất; giá trị trung bình quan sát nằm trong khoảng xác minh. Độ tập trung và độ chính xác của 06 xét nghiệm miễn dịch trong điều kiện Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được xác nhận phù hợp theo công bố của nhà sản xuất. Các Xét nghiệm AFP, CEA, CA 125, PSA, FT4, TSH trên máy Roche Cobas 8000 module Cobas e801 đảm bảo độ tin cậy, có thể sử dụng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Đa hình đơn Nucleotide RS1799796 của Gen XRCC3 trong ung thư vú / Bùi Thị Hương Giang; Nguyễn Quý Linh; Trần Huy Thịnh; Phạm Văn Thái; Nguyễn Thanh Bình; Tạ Thành Văn; Nguyễn Viết Tiến; Trần Văn Khánh // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2019. - tr. 1-8. - ISSN: 2354-080X

Hà Nội : Trường Đại học Y Hà Nội, 2019
8 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Phân tích đa hình đơn rs1799796 tại intron 5 của gen XRCC3 ở nhóm bệnh nhân mắc ung thư vú so với nhóm đối chứng. 150 bệnh nhân mắc ung thư vú và 150 người phụ nữ khỏe mạnh đã được lựa chọn vào nghiên cứu. Sử dụng kỹ thuật enzym cắt giới hạn (RCR-RFLP) để phân tích kiểu gen của XRCC3, sau đó xác định tỉ lệ phân bố và khả năng mắc bệnh của các kiểu gen.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Đặc điểm bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Minh Hằng, Tống Minh Sơn, [....và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 53-61. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu và gây ra gánh nặng nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Theo y văn, những trẻ mắc hội chứng thận hư có sự tác động phá hủy mô cứng và các tổ chức quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả các bệnh răng miệng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 407 trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ nam mắc bệnh cao (309 trẻ chiếm 75,6%), chỉ số vệ sinh răng miệng của trẻ ở ở mức trung bình, 63,9% trẻ viêm lợi, 12,3% trẻ viêm lợi phì đại, 78,6% trẻ bị sâu răng, chỉ số sâu răng sữa của trẻ dmft/dmfs là 5,6/9,9; chỉ số sâu răng vĩnh viễn DFMT/DMFS là 1,4/1,8; 11,1% trẻ có khiếm khuyết phát triển men răng, gặp chủ yếu là dạng mờ đục ranh giới rõ.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Đánh giá kết quả thuốc erlotinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR / Đỗ Mai Linh, Trần Huy Thịnh, Nguyễn Văn Hiếu // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 76-83. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá kết quả điều trị bước một của erlotinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR. Đối tượng nghiên cứu gồm 62 bệnh nhân, được điều trị bằng erlotinib 150mg/ngày đến khi bệnh tiến triển hoặc độc tính không dung nạp được. Đánh giá đáp ứng và các tác dụng không mong muốn. Kết quả cho thấy đáp ứng một phần chiếm 62,9%, tỷ lệ kiểm soát bệnh 88,7%. Các tác dụng không mong muốn gồm nổi ban trên da 64,5%; tiêu chảy 22,6%; viêm miệng, viêm dạ dày – thực quản 12,9%; tăng men gan 8,1%. Hầu hết các tác dụng phụ ở độ I, II, hiếm gặp độ III, IV. Như vậy, lựa chọn erlotinib trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR đem lại hiệu quả cao và dung nạp tốt cho bệnh nhân.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Đột biến EGFR-T790M liên quan đến kháng thuôc ức chế Tyrosine Kinase ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ / Lê Hoàn, Ngô Quý Châu, Trần Khánh Chi, Trần Huy Thịnh // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 23-31. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Nghiên cứu tập trung đánh giá tình trạng kháng thuốc EGFR-T790M liên quan đến đột biến EGFR-T790M
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)