Bài trích (Tất cả)
Ai và môi trường: mặt trái là gì? / Anh Trà, Xuân Quỳnh Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) đang tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Thị trường AI toàn cầu hiện được định giá trên 142 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Các hệ thống AI ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. AI giúp các chính phủ, ngành công nghiệp và con người hoạt động hiệu quả hơn khi đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, mặt trái của AI là gì, đặc biệt là đối với môi trường?

Bê tông phun cường độ siêu cao: Công nghệ sửa chữa kết cấu của tương lai / Hoàng Quang Khải, Nguyễn Thành Tâm Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu, phát triển và triển khai thành công ở quy mô thương mại công nghệ bê tông phun cường độ siêu cao trong sửa chữa kết cấu. Ở Việt Nam, bê tông phun trong sửa chữa kết cấu đã và đang được nhiều doanh nghiệp triển khai, song bê tông phun cường độ siêu cao thì vẫn là một công nghệ mới. Để chuẩn hóa về mặt công nghệ, hướng tới ứng dụng vào thực tiễn, Công ty TNHH Freyssinet Việt Nam đã được Tập đoàn Freyssinet chuyển giao công nghệ và thực hiện thành công ở quy mô thương mại bê tông cường độ siêu cao, ổn định với cường độ 85 Mpa, mở ra hướng đi mới trong các giải pháp sửa chữa kết cấu.

Cuộc đổ bộ lịch sử lên Mặt trăng và tương lai tươi sáng của ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ / Bắc Lê Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày hành trình thám hiểm Mặt trăng còn khẳng định ưu thế của các cường quốc trên thế giới. Ngày 23/8/2023, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đổ bộ thành công xuống gần cực nam của Mặt trăng - khu vực chưa từng được khám phá, được mệnh danh là “vùng tối của Mặt trăng” do địa hình gồ ghề và rất khó tiếp cận. Cuộc đổ bộ của Chandrayaan-3 mang ý nghĩa rất đặc biệt bởi trước Ấn Độ, chưa có quốc gia nào thành công trong việc hạ cánh tàu vũ trụ ở cực nam của Mặt trăng. Thành công này đánh dấu bước tiến lớn cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình khám phá vũ trụ của Ấn Độ

Giải thưởng đột phá 2024 / NMK Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Ngày 14/9/2023 tại San Francisco (Mỹ), danh sách các nhà khoa học được nhận Giải thưởng Đột phá (Breakthrough Prize) năm 2024 trong các lĩnh vực Khoa học sự sống, Vật lý cơ bản và Toán học đã được công bố. Tổng giá trị được trao của Giải thưởng lần này là 15,75 triệu USD. Trong đó, mỗi Giải thưởng chính nhận 3 triệu USD (tương đương khoảng 3 lần Giải Nobel). Đặc biệt, trong số 5 Giải thưởng chính năm nay, có 3 Giải được trao cho các nhà khoa học đã có những đóng góp lớn trong cuộc chiến đấu chống lại các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư và Parkinson.

Nhìn lại 10 năm thi hành luật khoa học và công nghệ: Bắc Giang đẩy mạnh ứng dụng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào thực tiễn / Nguyễn Thanh Bình Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể như: tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nâng cao chất lượng đề xuất nhiệm vụ KH&CN; tổ chức đối thoại với các cơ quan chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; định kỳ tổ chức Hội thi Tìm kiếm ý tưởng trong nghiên cứu khoa học

Trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp tỉnh Long An: Hiện trạng và đề xuất giải pháp / Lê Trọng Tài, Lê Mộng Lâm, Phan Đình Nhân Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày trong bối cảnh toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, việc nâng cao trình độ công nghệ sản xuất là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi và tăng cường năng lực cạnh tranh. Bài viết đánh giá khái quát về hiện trạng trình độ và năng lực công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Long An. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh trong thời gian tới..

Sản xuất phân ure nhả chậm có kiểm soát từ nguyên liệu trong nước / Nguyễn Thị Thuỷ, Vũ Minh Đức, Bạch Trọng Phúc..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón nói chung và phân đạm nói riêng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu, các nhà khoa học thuộc Trường Vật liệu đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến tính dầu hạt cao su và bentonit Việt Nam để chế tạo compozit ứng dụng làm màng bọc thông minh cho sản xuất phân ure nhả chậm có kiểm soát Thành công của đề tài không chỉ giúp tiêu thụ nguồn phụ phẩm trong nước mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phân bón hiệu quả cao.

Ứng dụng crispr/cas9 tạo ra giống cà chua có hàm lượng axit amin cao / Đỗ Tiến Phát, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Hồng Nhung Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR/Cas9 đã được phát triển và ứng dụng trên nhiều đối tượng thực vật khác nhau. Hệ thống này đang được xem là công cụ hiệu quả nhất trong cải tạo giống cây trồng. Ứng dụng CRISPR/Cas9, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho ra đời sản phẩm cà chua đột biến có hàm lượng đường và axit amin tăng gấp 2 lần so với giống cà chua truyền thống. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tạo ra đột biến trên các nguồn gen tiềm năng của giống cà chua trong nước..

Chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi / Phạm Thanh Loan, Bùi Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Phương Thảo..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày hướng tới mục tiêu ngừng sử dụng hoàn toàn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Hùng Vương đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”, Sau hơn 3 năm triển khai, dự án đã sản xuất thành công hai chế phẩm thảo dược: HP02 và HS02 (dùng cho gia súc). Kết quả của dự án giúp các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng không sử dụng kháng sinh tổng hợp.

Mô hình đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và gợi ý cho Việt Nam / Lê Minh Hiếu, Nguyễn Minh Quang Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày để phát triển và hội nhập, sản xuất nông nghiệp cần phải có sự đổi mới sáng tạo trong quy trình sản xuất, tổ chức sản xuất, kết nối thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm. Từ thực tiễn nghiên cứu về một số mô hình đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp điển hình, các tác giả cho rằng, việc chuyển đổi mô hình sản xuất đòi hỏi phải nghiên cứu thận trọng để đảm bảo việc áp dụng các giải pháp phù hợp với thực tiễn của các địa phương, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - nơi đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH).