Bài trích (Tất cả)
Natif: đổi mới để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn / Anh Trà, Xuân Bình Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động theo mô hình quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tình hình mới. Tạp chí KH&CN Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Ích - Phó Giám đốc Phụ trách Cơ quan điều hành NATIF về những điểm mới trong hoạt động của NATIF và một số vấn đề liên quan tới các hoạt động hỗ trợ của Quỹ Phó Giám đốc Ông Nguyễn Thế Ích dành cho doanh nghiệp

Thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Nguyên tắc xây dựng và bài học quan trọng / Andy Hall, Renate Hays Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày tạo nên sự khác biệt cho các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo (ĐMST) chính là sự tập trung rõ ràng vào mục tiêu tăng cường năng lực, cụ thể là tăng cường năng lực của các ngành, khu vực hoặc quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động ĐMST. Chương trình Aus4Innovation* đã tiến hành đánh giá nhiều chương trình hỗ trợ ĐMST quốc tế khác nhau để xác định một số nguyên tắc và bài học quan trọng cho hoạt động thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ ĐMST.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững: Sự đồng hành và khuyến nghị của UNDP Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày một phần của Chương trình nghị sự 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng năng lực để tăng cường và điều chỉnh các hệ sinh thái ĐMST nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Không chỉ hoạch định, dẫn dắt và đánh giá, Cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã có nhiều hành động và khuyến nghị cụ thể hỗ trợ các quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu đã cam kết, trong đó có Việt Nam.

Vi-rút Marburg - Một Mối Họa Tiềm Tàng / Nguyễn Hồng Vũ Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày ở nước Cộng hòa Guinea Xích Đạo ở miền tây châu Phi đã tuyên bố bùng phát dịch bệnh do vi-rút Marburg. Đã có ít nhất 9 trường hợp được xác nhận dương tính với vi-rút này từ kết quả xét nghiệm, 7 trường hợp trong số đó đã tử vong (tỷ lệ ~80%). Tương tự như vi-rút SARS-CoV-2, loại vi-rút này cũng bắt nguồn từ động vật, tuy khả năng lây nhiễm thấp hơn nhưng độc lực của nó nguy hiểm hơn và hiện chưa có vắc-xin hay phương pháp điều trị đặc hiệu.

Hiểm hoạ ô nhiễm vi nhựa và thách thức toàn cầu / Phạm Hùng Việt Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày vi nhựa có ở khắp nơi, từ đỉnh Fansipan đến trầm tích của dòng sông Cửu Long; từ hạt muối đến cá, tôm, sò, vẹm... Điều này có khiến chúng ta tự hỏi, vi nhựa đã xâm nhập vào đời sống bằng cách nào và sẽ ảnh hưởng đến chúng ta ra sao? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và đó cũng là những vấn đề cấp thiết đã thôi thúc các nhà khoa học khắp thế giới, trong đó có Việt Nam đi tìm lời giải.

Antisense oligonucleotide - Hy vọng mới cho các bệnh lý gen phức tạp / Đặng Xuân Thắng Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày với sự phát triển của khoa học và công nghệ, lĩnh vực y học cá thể hóa sẽ là xu hướng tất yếu của chăm sóc sức khỏe trong tương lai. Y học cá thể hóa hướng tới việc can thiệp tối ưu vào cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử cho từng loại bệnh tật riêng biệt và trên mỗi cá thể bệnh nhân khác nhau. Với sự phát triển ấn tượng của các kỹ thuật sinh học phân tử những thập niên gần đây, con người đã có thể can thiệp vào những cấu trúc vi thể như mRNA. Trong đó, liệu pháp antisense oligonucleotide (ASO) được đánh giá là có nhiều tiềm năng và ứng dụng lớn trong tương lai.

Khám phá cơ chế phân tử mới kích thích mọc tóc / Hương Quỳnh Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đứng đầu vừa khám phá cơ chế phân tử mới kích thích mọc tóc. Phát hiện này có thể giúp xây dựng một lộ trình trị liệu phân tử hoàn toàn mới, mang lại hy vọng cho những người bị chứng rụng tóc do nội tiết tố ở cả nam và nữ. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature* vào cuối tháng 6 vừa qua.

Hải Phòng: Xây dựng mô hình sản xuất và nuôi thương phẩm cá chạch lấu / Khải Đoàn Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày với mục tiêu sản xuất giống nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chạch Lấu phù hợp với tình hình thực tế của TP Hải Phòng, các nhà khoa học thuộc Trường Trung cấp nghề Thủy sản (Hải Phòng) đã đề xuất và được UBND TP Hải Phòng phê duyệt thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chạch Lấu Mastacembelus favus Hora, 1923 tại Hải Phòng”. Sau 2 năm thực hiện (12/2020-12/2022), dự án đã hoàn thành 100% các chỉ tiêu đặt ra với kết quả khả quan, khẳng định mô hình của dự án có thể đưa vào sản xuất đại trà, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.

Bến Tre:Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Bến Tre đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đồng thời chú trọng phát triển tài sản trí tuệ nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản của tỉnh. Năm 2021, UBND tỉnh đã giao Công ty Tư vấn Chất lượng và Đào tạo Tín Việt thực hiện đề tài: “Xây dựng, quản lý và phát triển sản phẩm OCOP Bến Tre theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Chương trình OCOP).

Công nhận năng lực các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin: Góp phần tạo môi trường số an toàn Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày việc công nhận năng lực các tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn thông tin cho cáctổ chức/doanh nghiệp, góp phần tạo nên môi trường số an toàn. Sự công nhận này còn giúp tăng tính minh bạch, tin cậy và uy tín của các tổ chức/doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác.