Bài trích (Tất cả)
Robot hỗ trợ dạy tiếng anh “made in VietNam” / Công Thường Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 (mã số KC-4.0/19-25), Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo robot thông minh hình dáng giống người, hỗ trợ dạy tiếng Anh trong trường tiểu học”. Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã nghiên cứu, chế tạo thành công robot thông minh hình dáng giống người có khả năng tương tác với con người thông qua các mô đun xử lý thông minh như nhận dạng khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ…, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tiếng Anh của các cơ sở đào tạo trong nước. Sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích vào tháng 10/2023

Đổi mới sáng tạo - Nguồn dư địa bất tận để phát triển doanh nghiệp bền vững / Võ Hải Quang, Võ Hải Đăng Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Trước những biến đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới, doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức vượt trội. Trong tình hình đó, đổi mới sáng tạo đã trở thành yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Bài viết tập trung vào việc khai thác sức mạnh của đổi mới sáng tạo - nguồn dư địa bất tận trong môi trường kinh tế ngày càng khó khăn, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những cơ hội mới để tiến xa hơn trên con đường phát triển bền vững

Khoa học và công nghệ thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam / Bùi Thị Thu Trang, Phạm Thị Hồng Phương, Nguyễn Khắc Thành Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Tăng trưởng xanh là phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng chống chịu thảm họa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và chia sẻ thành tựu tăng trưởng đến mọi người dân thông qua bảo vệ môi trường và tạo ra việc làm mới. Để thúc đẩy tăng trưởng xanh, Việt Nam cần cơ cấu nền kinh tế gắn với các mô hình tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ (KH&CN), ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.

Phát triển đội ngũ trí thức: Kinh nghiệm của trung quốc và gợi ý cho Việt Nam / Lê Tùng Sơn, Đỗ Thị Thu Hà Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Phân tích và làm rõ những chủ trương trong phát triển đội ngũ trí thức kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc “cải cách mở cửa”, đặc biệt nhấn mạnh những định hướng cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) chất lượng cao trong các lĩnh vực mà Trung Quốc xác định đi tiên phong trong giai đoạn tới. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam, các tác giả đã đề xuất khung chính sách phát triển đội ngũ trí thức trong bối cảnh mới với 3 điểm nhấn cơ bản: 1) Cần “thao tác hóa” lại khái niệm “trí thức”; 2) Tạo ra “dòng chảy lưu thông chất xám” trong đội ngũ trí thức; 3) Khung chính sách dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải gắn với sự phát triển của hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.

Hiệp định biển cả: Chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gen biển / Trần Mạnh Hà Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký kết Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định biển cả). Là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài, Việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học biển khi tham gia Hiệp định biển cả? Bài viết sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này

Sửa đổi luật báo chí: Một số vấn đề đối với tạp chí khoa học / Vũ Hưng Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu khoa học, thông tin về hoạt động khoa học chuyên ngành. Trong thời gian qua, tạp chí khoa học đã đóng góp tích cực vào hoạt động công bố, tuyên truyền kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của Việt Nam, bước đầu đã có một số tạp chí đạt chuẩn quốc tế và tham gia các cơ sở dũ liệu có uy tín như. Bên cạnh đó, tạp chí khoa học cũng đang tồn tại những bất cập, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động như: hoạt động chưa đúng tôn chỉ, mục đích; năng lực hội nhập còn yếu; một số chính sách khó áp dụng

Nâng cao hoạt động công nhận trong đánh giá sự phù hợp / Nguyễn Thị Mai Hương Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Đánh giá sự phù hợp là một quá trình quan trọng trong hoạt động công nhận tại Việt Nam. Việc xác định mức độ phù hợp giữa các yêu cầu và tiêu chuẩn được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau là cơ sở để đánh giá và ra quyết định về việc công nhận. Đánh giá sự phù hợp không chỉ đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm, dịch vụ; mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế của đất nước

Đổi mới trong quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia / Mai Văn Thùy Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN). Thông tư 20 có hiệu lực từ ngày 27/11/2023, thay thế Thông tư 08/2017/TT-BKHCN ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN. Theo đó, nhiều nội dung đã được điều chỉnh/thay thế theo hướng đồng bộ với các quy định về xét duyệt nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.

Sự cần thiết phát triển chất chuẩn trong đo lường hóa học tại Việt Nam / Ngô Thị Ngọc Hà, Phạm Anh Tuấn Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày chuẩn đo lường trong hóa học (chất chuẩn) là cơ sở kỹ thuật quan trọng nhất giúp đảm bảo tính thống nhất, độ chính xác và tính tin cậy của tất cả các phép đo, cũng như đảm bảo tính liên kết chuẩn cần thiết trong đo lường hóa học trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó, chúng được sử dụng để chứng minh tính đúng đắn của các kết quả đo; hiệu chuẩn, kiểm định các thiết bị đo trong phân tích hóa học; đánh giá các phương pháp và kiểm tra tay nghề của các phòng thí nghiệm

Phát huy tài nguyên đất nước - nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo việt nam / Thảo Dương, Quang Hưng Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia và Tuần lễ ĐMST và Khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh năm 2023 đã được tổ chức Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức. Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo các bộ/ngành, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị xã hội... và hơn 500 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.