Bài trích (Tất cả)
Study on determination of PAEs in water samples by using solid phase extraction combined with gas chromatography-mass spectrometry / Tran Manh Tri, Ta Anh Ngoc, Le Minh Thuy.. ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Study, the method for the determination of nine typical PAEs in water samples by using the solid phase extraction (SPE) combined with gas chromatography-mass spectrometry (GC-MS) technique was optimized. The method detection limits (MDLs) and method quantitation limits (MQLs) of PAEs in water samples were in ranges of 0.2–0.4 ng/L and (0.6-1.2) ng/L, respectively

Giải Pháp Thu Hút Hiệu Quả Dòng Vốn Fdi / Nguyễn Anh Thu, Nguyễn Thị Thanh Mai Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày những thách thức đặc biệt trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết này phân tích toàn diện thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2023, làm rõ thêm cơ hội mà Việt Nam có được trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động như hiện nay, từ đó gợi ý chính sách nhằm giúp dòng FDI đóng góp tích cực hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước

Triển vọng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam / Nguyễn Văn Hội Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày xuất nhập khẩu hàng hóa là một trong những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Xuất nhập khẩu hàng hóa không ngừng phát triển trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế lớn nên những biến động của thị trường thế giới đều tác động tới phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sụt giảm do tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, tổng cầu giảm, lạm phát ở mức cao… Năm 2024 bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều cơ hội lẫn thách thức đặt ra đối với xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công / Dương Bá Đức Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, chi đầu tư công đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, để đạt được mục tiêu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch, cần nhiều giải pháp quyết liệt từ tất cả các cấp, các ngành, các chủ đầu tư

Quản lý, điều hành giá linh hoạt, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát / Cục Quản lý giá Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, khó lường khi hoạt động tiêu dùng của nhiều quốc gia suy giảm; xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế xuất khẩu vật tư, nguyên liệu tác động làm cung cầu, giá cả hàng hóa thế giới biến động khó lường. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành có các kịch bản điều hành giá phù hợp theo từng thời điểm. Nhờ đó, lạm phát năm 2023 được kiểm soát tốt, dưới ngưỡng cho phép. Trên cơ sở đó, năm 2024, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tiếp tục có các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp với diễn biến thị trường.

Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, góp phần phục hồi kinh tế / Đỗ Thị Bích Hồng Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Xác định rõ tầm quan trọng của hai chính sách này, tại Việt Nam, việc phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa luôn được Đảng, Chính phủ và Quốc hội quan tâm

Chính sách tài khóa hỗ trợ, thúc đẩy. Tăng trưởng kinh tế năm 2023 / Trương Bá Tuấn Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày tình hình kinh tế trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, khó dự báo, trong bối cảnh này, phát huy những kết quả tích cực trong các năm trước đó, việc điều hành chính sách tài khóa tiếp tục được thực hiện chủ động, chặt chẽ và linh hoạt. Các giải pháp tài khóa thực hiện trong năm 2023 đã trở thành động lực quan trọng hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Bối cảnh kinh tế năm 2024 và những năm tới dự báo sẽ vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi việc điều hành chính sách tài khóa cần tiếp tục được thực hiện chủ động, chặt chẽ và đồng bộ.

Tăng cường quản lý nợ công góp phần. Cải thiện tín nhiệm quốc gia của Việt Nam / Trương Hùng Long Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày việc đảm bảo quản lý nợ công một cách an toàn, bền vững luôn đi đôi với việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đây là nhiệm vụ quan trọng luôn được Chính phủ quan tâm, triển khai quyết liệt nhằm nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay thương mại nước ngoài cho Chính phủ và doanh nghiệp.

Kinh tế Việt Nam năm 2023, nhận diện các động lực và dự báo tăng trưởng năm 2024 / Cần Văn Lực Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày đã đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, tuy nhiên cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức... Mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cho năm 2024 là thách thức lớn, song mức tăng trưởng này vẫn khả thi nếu Việt Nam tận dụng tốt các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời nhạy bén, thích ứng, kiến tạo và phát huy tốt những động lực mới trong bối cảnh đã có nhiều thay đổi.

Giải pháp thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 / Trần Thị Hồng Minh, Đặng Thị Thu Hoài Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày ba năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động nghịch chiều, thách thức nhiều hơn thuận lợi. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam đã vững vàng vượt qua thử thách, đạt nhiều kết quả khả quan, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo dựng nền tảng cho các động lực tăng trưởng mới.