Dòng Nội dung
1
Giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với huyết thanh kháng dại tinh chế SAR / Nguyễn Văn Hồng Quân, Nguyễn Văn Đoàn // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 28-36. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm xác định giá trị của test da và kết quả giảm mẫn cảm nhanh với SAR, một huyết thanh kháng dại nguồn gốc từ ngựa sản xuất tại Việt Nam. 192 bệnh nhân (BN) có test da dương tính hoặc quá mẫn nhanh với SAR ở cơ sở tiêm phòng được làm test nội bì ở 3 độ pha loãng (1:10, 1:100 và 1:1000) với chứng âm. Kĩ thuật được tiến hành theo hướng dẫn ENDA/EAACI 2015. Nếu kết quả dương tính, test kích thích được thực hiện và giảm mẫn cảm khi có bất kì phản ứng dị ứng nào. Trong 184 bệnh nhân có test dương tính ở cơ sở tiêm phòng, chỉ 15,6% dương tính ở cùng nồng độ khi test tại Trung tâm Dị ứng. Giá trị dự đoán âm tính của test nội bì ở 3 nồng độ trên lần lượt là 97,3%, 96,2% và 89,3%. Giảm mẫn cảm được tiến hành ở 27 bệnh nhân, có 1 trường hợp thất bại. Test da với SAR cần được chuẩn hóa để cải thiện giá trị dự đoán. Giảm mẫn cảm là phương pháp có hiệu quả nếu bệnh nhân dị ứng SAR.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Kết quả giảm mẫn cảm thuốc chống lao hàng 1 gây dị ứng trên da / Nguyễn Hoài Bắc, Hoàng Tuấn, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 171-180. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về dị ứng thuốc chống lao hàng 1 là một thách thức trong quá trình điều trị lao. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu thực hiện để đánh giá hiệu quả của giảm mẫn cảm thuốc lao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp giảm mẫn cảm thuốc chống lao hàng 1 đường uống. Nghiên cứu được tiến hành trên 81 bệnh nhân lao phổi có chẩn đoán dị ứng thuốc lao, nhập viện tại khoa Lao hô hấp bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 8/2018 đến tháng 6/2019. Loại trừ bệnh nhân sốc phản vệ, dị ứng nặng, hội chứng SJS, Lyell, DRESS; có tình trạng co thắt đường thở không kiểm soát (FEV1 < 70%). 81 bệnh nhân được làm test kích thích để nhận dạng thuốc gây dị ứng, trong đó 52 bệnh nhân với tổng cộng 63 lần được giảm mẫn cảm theo phác đồ. 41 bệnh nhân (78,5%) thực hiện giảm mẫn cảm 1 thuốc, 11 bệnh nhân (21,5%) giảm mẫn cảm 2 thuốc. Tỉ lệ giảm mẫn cảm thành công lần lượt từ cao tới thấp: EMB 87,5% (14/16 lần); INH 80% (8/10 lần); PZA 75% (12/16 lần); RIF 70,6% (12/17 lần). Tỉ lệ giảm mẫn cảm thành công chung cho tất cả các thuốc 79,4%. Thuốc kháng histamin được sử dụng 36 lần (57,1%), corticoid + kháng histamin được sử dụng 9 lần (14,3%). 18 bệnh nhân (28,3%) không sử dụng kèm thuốc chống dị ứng khi giảm mẫn cảm. 39 bệnh nhân (75%) giảm mẫn cảm thành công, sử dụng được đủ phác đồ điều trị và 13 bệnh nhân (25%) thay thế phác đồ điều trị. Tóm lại, giảm mẫn cảm thuốc lao theo phác đồ có tỉ lệ thành công cao.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)