Dòng Nội dung
1
Điểm mới trong đào tạo Sau đại học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng / Phạm Văn Linh, Nguyễn Văn Khải, Phạm Minh Khuê, Phạm Thanh Hải // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 10-12. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 370
Đào tạo là một trong các nhiệm vụ cốt yếu của trường Đại học, trong đó đào tạo sau đại học đang ngày càng được Tập thể lãnh đạo Trường Đại học Y Dược Hải Phòng quan tâm. Cùng với sự phát triển chung của nhà trường, kế thừa và phát huy các yếu tố tích cực, công tác đào tạo Sau đại học đang từng bước chuyển mình, thay đổi, hướng tới giữ vững và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo. Thực hiện thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành ngày 22/6/2021 quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã ban hành Quy định 1359/QĐ-YDHP (15/10/2021) về xây dựng, phát triển, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo. Trong năm học 2022, nhà Trường đã triển khai rà soát, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo trình độ sau đại học nhằm đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo. Đặc biệt trong đó, các chương trình đào tạo Chuyên khoa Cấp I, Cấp II và Bác sĩ nội trú được điều chỉnh từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo tin chỉ đáp ứng theo các quy định hiện hành. Nhiều thay đổi trong quy chế tuyển sinh và đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Đổi mới hoạt động Khoa học và Công nghệ tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: cơ hội và thách thức / Cao Đức Tuấn, Đặng Văn Chức, Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Khải, Phạm Văn Linh // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 7-9. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 600
Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội. Nghị định số 109/2022/NĐ-CP Quy định về về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học mới được Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2022, có hiệu lực từ ngày ngày 01 tháng 3 năm 2023. Nghị định này cụ thể hóa Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 [1]. Những điểm mới trong Nghị định 109/2022/NĐ-CP là cơ hội và cũng là thách thức đối với trường Đại học Y Dược Hải Phòng (ĐHYDHP).
3
Đổi mới hoạt động Khoa học và Công nghệ tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: cơ hội và thách thức / Cao Đức Tuấn, Đặng Văn Chức, Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Khải, Phạm Văn Linh // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 7-9. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 600
Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội. Nghị định số 109/2022/NĐ-CP Quy định về về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học mới được Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2022, có hiệu lực từ ngày ngày 01 tháng 3 năm 2023. Nghị định này cụ thể hóa Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 [1]. Những điểm mới trong Nghị định 109/2022/NĐ-CP là cơ hội và cũng là thách thức đối với trường Đại học Y Dược Hải Phòng (ĐHYDHP).
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Hướng tới Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á tại Hải Phòng (13-15/7/2023) / Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Phương, Phạm Văn Linh // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 1-6. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Từ những năm 1950, ngành công nghiệp Dược sản xuất quy mô lớn, các dạng thuốc sẵn có và phong phú, đã làm giảm vai trò của Dược sĩ trong việc pha chế, bào chế theo đơn. Số lượng thuốc tăng lên đã mang lại những lợi ích to lớn trong chăm sóc sức khỏe đồng thời cũng tạo ra các thách thức trong việc kiểm soát chất lượng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Dược sĩ ở một số nước bắt đầu hướng thực hành đến người bệnh, và khái niệm Dược lâm sàng ra đời, đầu tiên là ở Hoa Kỳ. Năm 1996, đại diện một số nước Châu Á và Hoa Kỳ đã gặp nhau tại Seoul, Hàn Quốc lên kế hoạch tổ chức một Hội nghị để chia sẻ về Dược lâm sàng. Hội nghị đầu tiên về Phát triển Thực hành và Giáo dục Dược lâm sàng được tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 1997, và lần thứ 2 tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 1999. Hội nghị lần thứ 3 ở Nhật Bản năm 2003 đã đổi tên thành Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á (Asian Conference on Clinical Pharmacy, viết tẳt là ACCP). Từ 2005, ACCP được tổ chức hàng năm tại các nước thành viên, và năm 2013, Hội nghị ACCP lần thứ 13 đã được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 18/6/2021, Ban chấp hành ACCP đã ủng hộ Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 22 vào năm 2023, nhân 10 năm ACCP được tổ chức tại Việt Nam. Ngày 15/8/2022, Bộ Y tế đã có công văn số 4347/BYT-QĐ đồng ý với chủ trương và kế hoạch tổ chức Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á lần thứ 22 (ACCP2023), trong các ngày từ 13 tới 15/7/2023 tại Thành phố Hải Phòng. Hội nghị dự kiến sẽ thu hút đông đảo các nhà chuyên môn và quản lý về Dược, chuyên gia Y tế từ các quốc gia và vùng lãnh thổ (Hội nghị dự kiến sẽ đón 300-500 đại biểu quốc tế tham dự). Tại các phiên toàn thể, Hội nghị sẽ được nghe báo cáo của các chuyên gia hàng đầu đến từ Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Việt Nam. Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á lần thứ 22, tổ chức lần thứ 2 tại Việt Nam (và cũng là lần thứ 2 tại Hải Phòng) là cơ hội thúc đẩy sự phát triển Dược lâm sàng, lĩnh vực liên quan đến an toàn và chất lượng sử dụng thuốc; cũng là dịp để giới thiệu về văn hoá, đất nước, con người địa phương nơi tổ chức – sẽ là dấu ấn quan trọng với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng nói riêng, Thành phố Hải Phòng và Ngành Dược Việt Nam nói chung.
5
Hướng tới Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á tại Hải Phòng (13-15/7/2023) / Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Phương, Phạm Văn Linh // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 1-6. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Từ những năm 1950, ngành công nghiệp Dược sản xuất quy mô lớn, các dạng thuốc sẵn có và phong phú, đã làm giảm vai trò của Dược sĩ trong việc pha chế, bào chế theo đơn. Số lượng thuốc tăng lên đã mang lại những lợi ích to lớn trong chăm sóc sức khỏe đồng thời cũng tạo ra các thách thức trong việc kiểm soát chất lượng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Dược sĩ ở một số nước bắt đầu hướng thực hành đến người bệnh, và khái niệm Dược lâm sàng ra đời, đầu tiên là ở Hoa Kỳ. Năm 1996, đại diện một số nước Châu Á và Hoa Kỳ đã gặp nhau tại Seoul, Hàn Quốc lên kế hoạch tổ chức một Hội nghị để chia sẻ về Dược lâm sàng. Hội nghị đầu tiên về Phát triển Thực hành và Giáo dục Dược lâm sàng được tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 1997, và lần thứ 2 tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 1999. Hội nghị lần thứ 3 ở Nhật Bản năm 2003 đã đổi tên thành Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á (Asian Conference on Clinical Pharmacy, viết tẳt là ACCP). Từ 2005, ACCP được tổ chức hàng năm tại các nước thành viên, và năm 2013, Hội nghị ACCP lần thứ 13 đã được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 18/6/2021, Ban chấp hành ACCP đã ủng hộ Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 22 vào năm 2023, nhân 10 năm ACCP được tổ chức tại Việt Nam. Ngày 15/8/2022, Bộ Y tế đã có công văn số 4347/BYT-QĐ đồng ý với chủ trương và kế hoạch tổ chức Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á lần thứ 22 (ACCP2023), trong các ngày từ 13 tới 15/7/2023 tại Thành phố Hải Phòng. Hội nghị dự kiến sẽ thu hút đông đảo các nhà chuyên môn và quản lý về Dược, chuyên gia Y tế từ các quốc gia và vùng lãnh thổ (Hội nghị dự kiến sẽ đón 300-500 đại biểu quốc tế tham dự). Tại các phiên toàn thể, Hội nghị sẽ được nghe báo cáo của các chuyên gia hàng đầu đến từ Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Việt Nam. Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á lần thứ 22, tổ chức lần thứ 2 tại Việt Nam (và cũng là lần thứ 2 tại Hải Phòng) là cơ hội thúc đẩy sự phát triển Dược lâm sàng, lĩnh vực liên quan đến an toàn và chất lượng sử dụng thuốc; cũng là dịp để giới thiệu về văn hoá, đất nước, con người địa phương nơi tổ chức – sẽ là dấu ấn quan trọng với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng nói riêng, Thành phố Hải Phòng và Ngành Dược Việt Nam nói chung.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)