Nâng cao chất lượng tiết thảo luận lý thuyết cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Huế / Nguyễn Tiến Anh, Lê Hải Yến
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học, đối với các học phần lý thuyết, ngoài các buổi giảng dạy của giảng viên, chương trình còn có các tiết thảo luận. Thảo luận là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả, phát huy tính tích cực, tự giác của SV và được giảng viên sử dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy. Nội dung nghiên cứu này chỉ ra những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng phương pháp thảo luận trong quá trình dạy học. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết thảo luận trong giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay / Nguyễn Hồng Lan
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Thời đại công nghệ thông tin 4.0 tác động đến mọi khía cạnh của đời sống, bao gồm cả giáo dục đào tạo. Học sinh có thể tiếp cận kho tàng tri thức khổng lồ trên thế giới, tham gia các khóa học trực tuyến một cách dễ dàng mà không bị giới hạn về không gian và thời gian. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả cho học sinh ở độ tuổi này vẫn còn nhiều thách thức như: Việc học trực tuyến đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác cao, khả năng tập trung tốt trong suốt thời gian tham gia tiết học; các em phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cần thiết để tham gia học trực tuyến hiệu quả; một số môn học cần có các hoạt động thực hành để học sinh có thể hiểu bài tốt hơn… Do đó tác giả nghiên cứu, lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh (TP.Hồ Chí Minh) góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp đưa ra để cải thiện chất lượng dạy học trực tuyến và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại công nghệ số... Áp dụng mô hình CIPO trong đào tạo giáo viên mầm non tối ưu hóa quá trình đào tạo cho nhu cầu giáo dục hiện đại / Lê Thị Thúy Uyên
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, việc đào tạo hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non có vai trò quan trọng, thiết yếu trong việc hình thành chất lượng giáo dục mầm non. Bài viết này đi sâu vào việc ứng dụng mô hình CIPO để nhận biết các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đào tạo giáo viên mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bằng cách tổng hợp các nghiên cứu hiện có và bằng chứng thực nghiệm, nó cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách khai thác mô hình CIPO để tối ưu hóa quá trình đào tạo, đảm bảo rằng các nhà giáo dục mầm non được trang bị các kỹ năng và năng lực cần thiết để phát triển trong môi trường giáo dục hiện đại. thực trạng quản trị hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Mạnh Tiến, Trần Thị Hương
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Quản trị hoạt động trải nghiệm cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng của quản trị trường mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non. Công tác quản trị hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non tư thục tại TP. Hồ Chí Minh đã được thực hiện nhưng vẫn còn một số hạn chế trong các chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm. Để khắc phục những hạn chế đó, các trường mầm non tư thục có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường. Đánh giá chương trình đào tạo ngành giáo dục thể chất, Trường Đại học Tây Nguyên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo / Trần Văn Hưng, Bùi Thị Thuỷ, Đỗ Thị Thuỳ Linh
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, chính vì vậy mà công tác kiểm định chất lượng đào tạo luôn được Trường Đại học Tây Nguyên đặc biệt quan tâm. Cùng với 10 ngành khác của Trường Đại học Tây Nguyên, năm 2023, CTĐT ngành GDTC đã được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành. Trên cơ sở thực tiễn của công tác kiểm định chất lượng CTĐT của ngành GDTC, bài viết tổng kết, đánh giá thực trạng CTĐT ngành GDTC của Trường Đại học Tây Nguyên cũng như đề xuất định hướng cải tiến CTĐT ngành GDTC nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành. The reality of building motivation and working environment for physical education teachers according to the PDCA model at elementary schools in Ho Chi Minh City, Vietnam / Đin
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Chu trình Lập kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra- Cải tiến (PDCA) bao gồm việc xác định vấn đề, lập kế hoạch và thử nghiệm các giải pháp, đánh giá kết quả và cải tiến hoặc điều chỉnh các thay đổi (Li và cộng sự, 2014). Ngày nay, nó là mô hình được sử dụng rộng rãi để cải tiến chất lượng liên tục trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục.Vì vậy, tác giả tiếp cận mô hình PDCA để nghiên cứu thực trạng tạo động lực và môi trường làm việc của giáo viên giáo dục thể chất các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,Việt Nam. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng một cách tiếp cận hỗn hợp để thu thập và phân tích định tính và dữ liệu định lượng. Một bảng câu hỏi định lượng đã được phát cho 522 nhà quản lý và giáo viên và 30 các nhà quản lý và giáo viên đã được phỏng vấn. Số liệu khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS và so sánh với dữ liệu định tính để có được thông tin chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ như: cơ sở vật chất cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo giáo viên giáo dục thể chất về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Dạy học trải nghiệm ở trường phổ thông vận dụng từ mô hình học tập trải nghiệm của KOLB, D.A / Huỳnh Trọng Cang
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Dạy học trải nghiệm là phương pháp dạy học đổi mới, sáng tạo được áp dụng ở nhiều trường học hiện nay. Thực tế, các trường học ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại này thông qua tổ chức học tập trải nghiệm cho học sinh nhằm khuyến khích người học tham gia các hoạt động khám phá thực tế, giúp người học tiếp nhận kiến thức một cách tích cực, chủ động. Tuy nhiên để dạy học trải nghiệm đạt hiệu quả rất cần hiểu đúng tinh thần và thực hiện đúng quan điểm khoa học của phương pháp này. Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của Kolb, D.A với chu trình học tập khoa học để vận hành có hiệu quả chuỗi hành động hướng đích trong dạy và học trải nghiệm giúp cho giáo viên tránh được những lúng túng trong quá trình thực hiện.
|
|
|
|